Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tóm lược 17 điểm khác biệt giữa Chuyển đổi số và Ứng dụng CNTT
Ngày cập nhật 22/03/2023

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương dẫn đầu về mức độ hiện đại hóa dựa trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, để trở thành một tỉnh công nghệ thì còn rất nhiều việc phải làm mà quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức.

 

 

 

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương dẫn đầu về mức độ hiện đại hóa dựa trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, để trở thành một tỉnh công nghệ thì còn rất nhiều việc phải làm mà quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức.

 

 

Một trong những chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 là đưa sức mạnh công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh hàng đầu của tỉnh. Mặc dù tỉnh đã có rất nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhưng trên thực tế, một bộ người, bao gồm cả một số cán bộ công chức lẫn người dân lao động, vẫn chưa có sự phân biệt được sự khác nhau giữa chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động. Việc phân biệt rõ ràng sự khác biệt này là rất quan trọng, góp phần trực tiếp thúc đẩy công tác chuyển đổi số của cả tỉnh, giúp người dân hiểu hơn về quyền lợi cũng như sự tiện lợi mà mình có thể nhận được và giúp cán bộ viên chức hiểu rõ hơn chức trách, nhiệm vụ và cách thực hiện nhiệm vụ của mình. Vậy sự khác biệt giữa chuyển đổi số và ứng dụng CNTT là gì, bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra sự khác biệt đó một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu nhất:

STT

Ứng dụng CNTT

Chuyển đổi số

1

Tập trung phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo dễ dàng, thuận tiện hơn.

Tập trung tạo ra sự thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

2

Thể hiện qua quy mô dự án với mức đầu tư lớn cho thiết bị, phần mềm, cơ sở vật chất

Thể hiện qua sự tiện lợi, giá trị mà người dân doanh nghiệp đã thụ hưởng.

3

Tạo dựng phần mềm quy mô phòng ban, sở ngành, địa phương phục vụ công tác quản lý của chính quyền

Một nền tảng ứng dụng rộng rãi, thậm chí toàn cầu và tạo một môi trường làm việc chung cho người dân, doanh nghiệp, chính quyền

4

Là một công cụ nhằm tự động hóa một việc làm cũ, cách làm cũ, quy trình cũ

Tạo dựng một phương pháp làm việc mới trong đó công nghệ là phương tiện thực hiện

5

Việc thực hiện khó có thể đồng bộ, toàn diện trên mọi khâu, mọi quy trình

Thực hiện đồng bộ, toàn diện mọi khâu, mọi quy trình, từ cấp quản lý đến người dân, doanh nghiệp

6

Giám đốc Công nghệ thông tin trong tổ chức giữ vai trò tạo nên thành công của việc ứng dụng CNTT

Người đứng đầu trong tổ chức giữ vai trò tạo nên thành công của việc chuyển đổi số

7

Xây dựng các hệ thông CNTT  phức tạp từ nhiều cấp độ xã phường, phòng ban đến các cấp cao hơn.

Dùng chung hệ thống điện toán đám mây, đầu tư một chỗ, vận hành một chỗ, thuận tiện sử dụng quy mô toàn quốc

8

Xây mới nên chi phí đầu tư tốn kém, khó đồng bộ, khả năng chia sẻ và tính bảo mật còn thấp. Chi phí bảo dưỡng cao

Đi thuê nên dễ dàng đồng bộ, đầu tư ban đầu thấp, thuê theo nhu cầu sử dụng thực tế. Không tốn chi phí bảo dưỡng

9

Mua phần cứng, phần mềm để sử dụng và thường sử dụng không hết công suất dẫn đến lãng phí. Có thể tốn thêm chi phí dịch vụ

Mua dịch vụ, trả tiền theo nhu cầu và thời gian sử dụng, là chi phí thường xuyên. Sử dụng đúng và đủ nhu cầu, không lãng phí.

10

Cần xây dựng tổ nhóm chuyên trách về CNTT trong mỗi tổ chức chính quyền

Tập trung hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cách sử dụng ứng dụng thông qua các tổ công nghệ số cộng đồng

11

Tập trung vào cách cải tiến quy trình quản lý và cách cải tiến đó do Giám đốc CNTT quyết định

Tập trung vào việc thay đổi cách làm, quy trình quản lý và người đứng đầu tổ chức đưa ra yêu cầu, nhà kỹ thuật đáp ứng

12

Để phổ cập, cần những người giỏi viết phần mềm – tức các kỹ sư CNTT

Để phổ cập, cần những người giỏi sử dụng – tức người dân, doanh nghiệp

13

Là hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật – hệ thống CNTT của cơ quan quản lý nhà nước

Là xây dựng môi trường số, nơi người dân, doanh nghiệp có thể làm việc, tương tác với chính quyền và với nhau nên rộng hơn hệ thống kỹ thuật

14

Xu hướng phát triển là tự động hóa công việc, thay cho sự lao động của cán bộ viên chức và đưa ra quyết định thay cho người quản lý

Xu hướng phát triển là đưa ra các dữ liệu, dữ kiện một cách thông minh giúp người quản lý đưa ra quyết định một cách chính xác nhất chứ không quyết định thay người quản lý

15

Thu thập và xử lý dữ liệu của tổ chức dẫn đến tối ưu hóa hoạt động quản lý của tổ chức

Thu thập, xử lý dữ liệu người dùng, bao gồm cả người dân, doanh nghiệp, chính quyền nhằm tối ưu hóa hoạt động của cả nền tảng

16

Chỉ thu thập và xử lý dữ liệu có cấu trúc, được định nghĩa trước nên không sinh ra các tri thức mới

Thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phi cấu trúc, tạo ra dữ liệu mới và tri thức mới, giá trị mới nhằm cải thiện hiêu quả hoạt động

17

CNTT là CNTT

Chuyển đổi số là CNTT + số hóa toàn diện + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số


Thông qua những phân tích rõ ràng trên của Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng ta hiểu rõ rằng việc biến Thừa Thiên Huế thành địa phương số nói riêng và toàn quốc thành quốc gia số nói chung không phải là việc của riêng chính quyền, của riêng cấp lãnh đạo mà là việc chung, việc của từng người dân, từng doanh nghiệp, từng công chức, viên chức.

Trên thực tế, Thừa Thiên Huế đã bắt tay thực hiện việc chuyển đôỉ số tại địa phương từ nhiều năm trước và đã có những kết quả được ghi nhận ở cấp độ toàn quốc và khu vực, quốc tế mà biểu hiện rõ nhất chính là ứng dụng Huế-S. Vì sao Huế-S được coi là thành tựu quan trọng nhất, thể hiện mức độ chuyển đổi số cao độ của Thừa Thiên Huế? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết tiếp theo. 

https://stttt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.292.071
Truy câp hiện tại 2.195