Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Dự án liên kết sản xuất tiêu thụ cá chình tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày cập nhật 03/06/2020

DỰ ÁN LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẢN PHẨM

 

DỰ ÁN LIÊN KẾT SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẢN PHẨM

=========

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.TÊN DỰ ÁN:

Dự án liên kết sản xuất tiêu thụ cá chình tại xãQuảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.Mã số:

3.Cấp quản lý:

Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền.

4.Thời gian thực hiện:

24 tháng, từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2021.

5.Dự kiến kinh phí thực hiện: 7.570.755.000  đồng.

Trong đó:    -Ngân sách nông thôn mới: 500.000.000 đồng.

-Nguồn vốn đối ứng: 7.070.755.000đồng.

6.Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

Tên tổ chức: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.

Địa chỉ: thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: 0234.3756268.

Email: nongnghieptrungtamdichvu@gmail.com.

7.Chủ nhiệm Dự án:

Họ và tên: Trần Thị Hồng Vân

Ngày, tháng, năm sinh: 02/9/1983, Giới tính: Nữ.

Trình độ chuyên môn: KS Nuôi trồng thủy sản

Chức danh khoa học: Chủ nhiệm Dự án  Chức vụ: Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.

8.Chủ trì chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật:

Ông Phan Văn Hùng, Chi hội phó, Chi Hội cá Chình Việt Nam

 

 

9.Tính cấp thiết và mô tả dự án:

9.1.Tính cấp thiết của Dự án:

*.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

Phát triển kinh tế xã hội bền vững; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại; tạo chuyển biến tích cực trong phát triển văn hóa – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng huyện Quảng Điền thành huyện nông thôn mới.

*.Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết:

Việc sản xuất thủy sản theo hướng qui mô nông hộ, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết và định hướng thị trường đã làm cho ngành thủy sản đang gặp nhiều khó khăn bởi nuôi trồng tự phát theo hướng phong trào, không có kế hoạch khi cung cao hơn cầu thì giá giảm mạnh, nông dân giảm quy mô; cứ như vậy ngành thủy sản cứ rơi vào vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Do đó, nếu không xây dựng được kế hoạch tổ chức liên kết với nhau thành chuổi khép kín từ sản xuất, phân loại, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thì không thể phát triển bền vững được.

Vấn đề đặt ra là cần phải có sự liên kết giữa các nhà: nhà nông – nhà nước – nhà ngân hàng – nhà khoa học  – nhà doanh nghiệp và sản phẩm cuối cùng đến với người tiêu thụ.

9.2.Mô tả dự án:

*Địa điểm thực hiện: Xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

*Qui mô: 4,5ha.

- Ao ươm giống: 3 ao, 1600m2 /ao

- Ao nuôi thương phẩm:   7 ao, 1000m2 /ao

                                                04 ao, 2000m2/ao.

- Ao lắng xử lý nước:     01 ao, 1000m2 /ao.

- Nhà xưởng chế biến, nhà quản lý: 01 nhà.

*Hộ thực hiện Dự án: Lê Quang Cao.

Địa chỉ: 80 Nguyễn Vịnh, TDP Vĩnh Hòa, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: 0914614369.

*Các đơn vị phối hợp:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Điền.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Điền.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.

UBND xã Quảng Phước.

*Cá nhân phối hợp:

CN. Trương Vĩnh Kha - Phó Trưởng phòng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Điền.

KS. Hồ Ngọc Anh Tuấn - Trưởng phòng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Điền.

KS. Trần Thị Thanh Nhã - Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT Quảng Điền.

KS. Nguyễn Văn Quang - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Điền.

KS. Trần Thị Hồng Vân - Phó GĐ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quảng Điền.

KS. Phan Thị Thùy Nhiên – Chuyên viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Điền.

*Hình thức liên kết:

- Hình thức liên kết trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu được áp dụng là hình thức liên kết dọc. Sự liên kết dọc này đòi hỏi ngày càng cao của thị trường về chất lượng của sản phẩm và ổn định giá cả, nguyên liệu cho chế biến.

- Dự án Liên kết sản xuất tiêu thụ cá chình được áp dụng hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng, trong đó có hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm cá chình giống và cá chình thịt với hợp tác xã HTX Nông Nghiệp Thủy Sản Long Sơn, địa chỉ: Tổ 3, thôn 8, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Trung tâm giống thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế; một số doanh nghiệp chuyên cung cấp giống thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

*Thị trường sản phẩm của dự án liên kết, đánh giá tiềm năng thị trường tiêu thụ:

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.186.660
Truy câp hiện tại 121