Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Dự án sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu hỗ trợ người dân Quảng Điền vươn lên trong phát triển kinh tế
Ngày cập nhật 20/12/2015

              Từ năm 2013 đến nay, để giúp người dân có điều kiện vươn lên trong phát triển kinh tế, dự án Luxambour tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 hỗ trợ người dân ở các địa phương dễ bị tổn thương ở các xã vùng ven biển và đầm phá trên địa bàn huyện vươn lên trong phát triển kinh tế với nhiều mô hình, dự án được triển khai có hiệu quả. 

               Mục tiêu của dự án sáng kiến địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp cho người dân các vùng dễ bị tổn thương của huyện Quảng Điền từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, vươn lên trong phát triển kinh tế, cụ thể trong năm 2014 vừa qua, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án Luxambour, huyện Quảng Điền đã chỉ đạo Trạm khuyến nông lâm ngư huyện phối hợp với Dự án sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu, hỗ trợ các thiết bị quang trắc môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm các thiết bị như: test đo pH, test đo KH, máy đo độ mặn bằng điện tử cho 15 tổ nuôi trồng thủy sản thuộc 7 xã, thị trấn gồm: Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Công, Quảng Ngạn. Đến nay, các Tổ hưởng lợi đã đưa vào sử dụng và hoạt động rất có hiệu quả. Nhờ có các thiết bị quan trắc này mà trong năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản có rất ít dịch bệnh xảy ra, đặc bệt là bệnh về môi trường được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, việc xử lý môi trường nước kịp thời đã góp phần cải thiện ao nuôi tôm, cá và hạn chế dịch bệnh đã tăng thu nhập cho người nông dân, đây cũng là thực hiện tiêu chí thứ 10 trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với hỗ trợ thiết bị quan trắc môi trường, dự án cũng thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân về nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân vùng đầm phá và ven biển trên địa bàn huyện.

            Cùng với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trên lĩnh vực chăn nuôi, trong các năm 2013, 2014 và 2015, dự án sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu của Luxambour cũng đã hỗ trợ cho người dân triển khai mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Năm 2014 dự án triển khai thực hiện tại xã Quảng Thành, Quảng An, Quảng Công, Quảng Lợi, có 20 hộ tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ 50% chi phí giống và thuốc thú y, 30% chi phí thức ăn và 100% nguyên liệu làm đệm lót sinh học. Giống gà nuôi là gà lai đá. Tổng số gà được đưa vào nuôi trên nền đệm lót sinh học là 1.000 con, 50 con /hộ. Các hộ tham gia mô hình đều có lãi. Tuy nhiên, người dân ở địa phương, nhất là các hộ nghèo và dễ bị tổn thương vẫn chưa đủ điều kiện về kinh tế để có thể thực hiện được mô hình nuôi gà sử dụng đệm lót sinh học. Năm 2015, tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Dự án sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu, Trạm Khuyến nông thực hiện hoạt động “ Nhân rộng mô hình nuôi gà đệm lót sinh học cho các hộ dễ bị tổn thương”. Hoạt động được thực hiện với 80 hộ tham gia, tại các xã Quảng Phước, Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Công và Quảng Ngạn nhằm mục đích hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng thu nhập cho người dân. Mỗi hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50 con gà kiến vàng 22 ngày tuổi, 100% thuốc thú y để phòng bệnh và 2 kg chế phẩm Balasa N01 để làm đệm lót. Ngoài ra, các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và được cán bộ kỹ thuật theo dõi hướng dẫn kỹ thuật hàng tuần nên gà đưa vào nuôi phát triển tốt, ít bị dịch bệnh cho hiệu quả kinh tế cao và góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

              Song song đó, dự án cũng đã hỗ trợ cho các hộ dân của 2 xã Quảng Công, Quảng Vinh thực hiện mô hình xây dựng hầm khí sinh học Biogas để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, Sau thời gian triển khai, thực hiện, huyện Quảng Điền đã xây dựng hoàn thành 20 công trình khí sinh học, kiểu KT2 có thể tích phân giải 6,2 m3 ở 2 địa phương nói trên. Lợi ích mang lại của công trình khí sinh học là xử lý nguồn chất thải của gia súc, gia cầm tạo sản phẩm khí sinh học là nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Công trình Khí sinh học góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, một trong những tiêu chí quan trọng trọng xây dựng nông thôn mới, giúp ngành chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng.

            Trên lĩnh vực trồng trọt, dự án luxambrour cũng đã hỗ trợ cho người dân trồng hoa cúc trong chậu ở xã Quảng Thọ và Quảng Vinh, Mô hình ngô vụ Đông xuân sớm tại HTX Nam Vinh, HTX Phú Hòa.....Đa số các mô hình triển khai thực hiện có hiệu quả và được nhân rộng.

             Từ hiệu quả kinh tế và xã hội đạt được mà dự án mang lại, mong muốn của bà con nông dân Quảng Điền là được Dự án tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho người dân triển khai, nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững./.

                                                           Ngọc Kim

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.273.888
Truy câp hiện tại 1.741