Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quảng Điền có hơn 22.000 ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai.
Ngày cập nhật 17/05/2013

              Nhận thức được tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Đất đai, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Quảng Điền đã tích cực nghiên cứu, đóng góp ý kiến xung quanh dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.  Đến thời điểm này, có 102 thôn và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện đã tổ chức hội nghị tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi với trên 22.000 ý kiến tham gia, đây là những ý kiến tâm huyết sát thực với đặc điểm của địa phương.

             Căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai sửa đổi huyện Quảng Điền đã triển khai kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trên địa bàn. Nội dung dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này gồm 14 chương và 206 điều. Trong đó, có nhiều điểm mới liên quan đến đời sống của người nông dân. Đến nay, huyện Quảng Điền đã tổ chức các bước theo trình tự của quá trình lấy ý kiến tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, như tiến hành hội nghị quán triệt chủ trương về tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, cấp phát tài liệu đến tận hộ gia đình…Qua ghi nhận tại các hội nghị triển khai ở các thôn trên địa bàn huyện, phần lớn người dân đã có nhận xét nội dung của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này nhiều hơn Luật hiện hành. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nội dung được nhiều người quan tâm. Phần này được quy định tại chương IV của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi gồm 16 điều từ điều 34 đến điều 39. Trong chương IV có một số điểm mới như: hoàn thiện quy định về trách nhiệm của các cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các cấp phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thông qua kế hoạch thu hồi đất hàng năm để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Những nội dung này được nông dân đồng tình đánh giá rất cao.
         Tại hội thảo tham gia ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ở thôn Mai Dương, xã Quảng Phước, ông Nguyễn Thi cho rằng: "Thời hạn giao đất nông nghiệp 20 năm theo quy định hiện hành là quá ngắn và đã đề xuất nên giao đất thời hạn 45-50 năm để người dân có thể yên tâm làm ăn hết một đời người". Cũng tại hội nghị này, có nhiều kiến nghị đề nghị rút ngắn thời hạn giao đất còn 10-15 năm. Sau thời hạn này, Nhà nước chia lại đất, thu hồi của người không có nhu cầu sử dụng, người già mất đi để giao cho người có nhu cầu, những gia đình trẻ...Ông Phan Cảnh Dũng, người dân thôn Phước Thanh, xã Quảng An thì cho rằng hạn mức giao đất nông nghiệp cho một hộ gia đình theo quy định hiện hành 3ha là quá thấp. Đề nghị luật mới quy định về hạn mức giao đất và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất. Nếu Nhà nước giao đất thì áp dụng hạn mức 3ha, nhưng người dân bỏ tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Nhà nước cần công nhận không hạn chế diện tích. Về quan điểm cũng như kiến nghị của mình trong quá trình tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ông Lê Đức Ưa - Chủ tịch UBND xã Quảng Phước đã góp ý : “Trong Luật Đất đai sửa đổi lần này tôi rất tâm đắc những vấn đề mới, còn riêng bản thân tôi có ý kiến nên thu hồi lại những đất đã giao trước đây cho những người đã chết, người đi nước ngoài theo diện HO, những người kinh doanh..., đất nông nghiệp nên giao cho những người trực tiếp sản xuất, để tránh tình trạng nhận rồi cho thuê, cho mướn trong khi đó nhiều người vẫn chưa có đất sản xuất...".
         Ông Đào Duy Cường-Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Thành cho rằng: "Mọi quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tôi đều tán thành, riêng ở Điều 62 theo tôi chưa hợp lý, vì việc thu hồi đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thị xã, thành phố đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vì thực tế, một số khu đất sau khi thu hồi, đền bù cho nhân dân với giá thấp, nhưng sau đó được bán ra với giá cao hơn rất nhiều so với tiền đền bù cho dân. Đề nghị Nhà nước cần có biện pháp cụ thể hơn; tại Điều 158, đề nghị thêm trường hợp đặc biệt như cha mẹ làm nông nghiệp, con lại tham gia công tác xã hội, không làm nông nghiệp nhưng vẫn được nhận tặng quyền sử dụng đất trồng lúa của cha mẹ cho".
          Trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này cũng có nhiều điểm mới liên quan đến vấn đề đất lúa được bà con nông dân chú ý. Trong đó, nổi bật là đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài các căn cứ quy định còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Thời hạn giao đất nông nghiệp được thống nhất là 50 năm, thay vì trước đây thời hạn giao đất lúa chỉ 20 năm. Hạn mức chuyển nhượng đất được tăng lên gấp 10 lần so với hạn mức giao đất.

                                                                     Công Cường.



Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.330.485
Truy câp hiện tại 3.630