Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Gian nan nghề giậm trìa trên phá Tam Giang.
Ngày cập nhật 13/05/2013

             Với diện tích đầm phá Tam Giang khá rộng, nguồn tài nguyên thủy sản phong phú là điều kiện để người dân trên địa huyện Quảng Điền khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

            Cùng với những nghề như đánh bắt tôm, cá, những năm gần đây, nhiều người dân ở vùng nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh nghề khai thác trìa trên phá Tam Giang, nghề khai thác trìa trên phá Tam Giang đã mang lại nguồn thu nhập cho người dân, nhưng khá vất vả.
            Từ sáng sớm, bất kể nắng hay mưa hay lạnh rét, những người giậm trìa trên địa bàn huyện Quảng Điền đi bộ từ những làng quê Hà Đồ, xã Quảng Phước; An Gia, thị trấn Sịa; Thủy Lập, xã Quảng Lợi; Trung Kiều, xã Quảng Thái. Mỗi đoàn hơn 30 người dân với những dụng cụ như ghe xuồng, thùng, bao đựng trìa kéo nhau ra phá Tam Giang để tiến hành công việc của mình. Nói là nghề nhưng thực chất không phải là nghề, bỡi lẽ đây chỉ là kế mưu sinh, kiếm thêm thu nhập khi nông nhàn, nghề giậm trìa chỉ nhìn sơ thôi cũng đủ thấy vất vả biết chừng nào, từ khoảng 05 giớ sáng họ ngâm mình dưới nước đến 9 hoặc 10 giờ và có khi đến 11 giờ trưa mới nghỉ, khi nào số lượng trìa đủ và đầy vật đựng thì thôi, trong quá trình giậm trìa họ chỉ dùng đôi bàn chân trần, giậm dưới bùn khi nào phát hiện được con trìa thì dùng 2 ngón chân kẹp đưa lên để bỏ vào vật đựng, hoặc lặn ngập sâu dưới nước để bắt. Số trìa giậm được phần lớn được tiểu thương mua ngay tại chỗ, một số ít đưa đi tiêu thu tại các chợ nhỏ lẽ của địa phương, bình quân mỗi kg trìa bán ra 1.500-2.000 đồng. Mỗi ngày như vậy, mỗi người giậm trìa cũng giậm và bắt được khoảng từ 50 đến 60kg trìa, số tiền bán ra khoảng 100.000 đến 120.000 đồng. Tuy số tiền ít ỏi như vậy nhưng sức lao động thì quá nặng nhọc và những người giậm trìa vẫn đeo bám công việc của mình, bỡi lẽ đây là nghề duy nhất để họ có thêm thu nhập khi mùa vụ kết thúc đối với những người làm ruộng và đây là nguồn sống của những người nghèo khi không có đất sản xuất.
          Chúng tôi có mặt tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền vào khoảng 05 giờ sáng, lúc này từ xa xa một đoàn người khoảng 50-65 người của thôn An Gia, thôn Hà Đồ, họ chậm rãi lần lần xuống mặt nước phá Tam Giang và bắt đầu công việc của mình. Mỗi người, mỗi thùng đựng gắng phao nổi trên mặt nước, từ từ tiến ra xa đến khi nào nước ngang tận vai thì thôi, tại đây họ hỳ hục giậm đi giậm lại để bắt những con trìa, một loại đặc sản của vùng nước lợ. Đại đa số người đi giậm trìa là phụ nữ, theo chị Nguyễn Thị Hà-người giậm trìa thôn Hà Đồ, xã Quảng Phước tâm sự: "Nghề giậm trìa vất vả lắm, mỗi ngày phải ngậm mình trong nước từ 4- 5 tiếng đồng hồ mới bắt được vài chục kg trìa, nghề này vất vả rứa nhưng thu nhập không cao, nhưng buộc phải làm vì gia đình đông con, đất sản xuất nông nghiệp ít. Chị cũng cho biết thêm nghề này chỉ có những phụ nữ mới đeo đuổi được, chứ nam giới khó lắm vì đòi hỏi phải có tính kiến trì, nhẫn nại mới bặt được những con trìa dưới nước, những ngày gặp may cũng kiếm được trên trăm ngàn đồng, ngày rũi ro, giẩm không trúng trìa chỉ kiếm vào chục ngàn đồng thôi…".
          Hơn 10 giờ, hôm nay nắng nóng đến 39 độ, mặt trời gần như đứng bóng, nắng nóng như thiêu đốt nhưng những người giậm trìa vẫn ngâm mình dưới nước. Mặc dù bụng đã đói rang nhưng họ vẫn cố gắng kiếm thêm vài con trìa để đủ số lượng bán cho tiểu thương. Chị Phan Thị Dung người dân An Gia cho biết: “Thời gian trước đây đi giậm trìa mau đủ số lượng hơn, nhất là ra xa như thế nay, nhưng bữa ni thì rất khó vì nhiều người đã dùng thuyền máy để cào trìa. Con nhỏ, con lớn chi họ cũng cào hết, trìa không sinh sản kịp để họ khai thác, người dân bọn tui phải giậm ở gần bờ trìa vừa non, vừa ít lại vừa nguy hiểm, giậm như thế này nhiều chị cũng đã bị giậm phải mẽ chai chảy máu…”
           Để kiếm tiền mưu sinh, cải thiện đời sống, nuôi con cái ăn học mà phải ngâm mình suốt hơn 5 tiếng đồng hồ dưới nước, họ phải đối mặt với không biết bao nhiêu nguy hiểm, đó là họ phải đi chân trần để giậm trìa trong khi đó dưới lớp bùn chứa đựng không biết bao nhiêu là đồ phế thải như: mẽ chai, sắc rỉ, hơn  nữa nguồn nước trên phá Tam Giang hiện nay do phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch vụ ăn uống của những nhà hàng trên phá đã gây ô nhiểm môi trường nguồn nước, khi ngâm mình lâu trong nước như vậy sẽ là điều kiện cho nhiều côn trung, vi khuẩn trú ẩn gây bệnh cho phụ nữ. Biết vậy những các chị, các mẹ vẫn bám phá để kiếm kế mưu sinh và ước mong rất lớn của các chị, các mẹ là có đủ tiền chu cấp cho con cái ăn học, nuôi lấy cái chữ để thoát khỏi sự khó khăn như họ ngày hôm nay.
                                                                                                                                                
                                                                                   Công Cường.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.267.853
Truy câp hiện tại 15.592