Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiên môi trường
Ngày cập nhật 10/07/2009

Trong những năm qua, do môi trường nước bị ô nhiễm, tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện bị thua lỗ kéo dài dẫn đến nợ tồn đọng . Năm 2009 này huyện đã mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện môi trường nên tôm nuôi phát triển khá tốt, bước đầu khẳng định đây là mô hình có triển vọng phát triển trên địa bàn .

Xác định lĩnh vực đánh bắt nuôi trồng thủy sản là mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện, từ khi mới ra đời, nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho người dân nên bà con nhân dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạng mở rộng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản nước lợ lên hơn 700 ha. Do quá trình phát triển diện tích nuôi một cách ồ ạt, môi trường nước ở khu vực nuôi ngày càng bị ô nhiểm nghiêm trọng, kéo theo dịch bệnh xảy ra liên tục làm cho người dân nuôi tôm bị thua lỗ kéo dài . Để lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung,  nuôi tôm sú nói riêng thực sự là mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện, trong thời gian qua huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều biện pháp như tiến hành quy hoạch, bố trí và sắp xếp lại ao hồ nuôi, triển khai một cách động bộ  phương châm nuôi trồng thủy sản theo “hướng an toàn hiệu quả và bền vững” với hy vọng sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên tình trạng dịch bệnh ở tôm nuôi vẫn cứ thường xuyên xảy ra . Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bị thua lỗ là phần lớn ao hồ nuôi của huyện thuộc diện ao chìm, công tác cải tạo xử lý đáy ao trước khi bước vào vụ nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các hồ nuôi chuyên tôm do nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ còi cọc cao, trong lúc đó ý thức về chất lượng giống không được người nuôi tôm chú trọng, một bộ phần người dân vẫn xem con tôm sú là đối tượng chủ đạo, chưa thấy được lợi ích của việc nuôi xen ghép. Đặc biệt do điều kiện khí hậu trong quá trình nuôi tôm diễn biến khá thất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh .

            Năm 2009 này được sự hỗ trợ của trường đại học nông lâm Huế, huyện Quảng Điền đã nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm EM ở ao hồ nuôi tôm. Mô hình này được triển khai thực hiện ở xã Quảng An  với diện tích 15,6 ha. Qua quá trình theo dõi cho thấy ưu điểm của mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh là tạo nên môi trường sạch, chi phí thấp, tôm phát triển nhanh và hạn chế dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng, đầu vàng, phân trắng . Một nét nổi bật của việc nuôi tôm theo phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học EM là cải thiện chất lượng nước, làm phân hủy nhanh các chất cặn bã hữu cơ, nhất là các chất dư thừa từ thức ăn của tôm, ổn định độ pH (độ phèn), hạn chế ô nhiễm môi trường nước, đất...Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng nhận định mô hình tôm nuôi có sử dụng chế phẩm EM đã có tác dụng rất lớn. Ngoài việc cải thiện môi trường nước trong khu vực nuôi, giúp tôm nuôi chong lớn, dự lương kháng sinh trong tôm nuôi giảm hẵn. Đây là những yếu tố thuận lợi trong ngăn chăn dịch bệnh ở tôm nuôi. Từ khi triển khai mô hình nuôi tôm có sử dung chế phẩm EM chất lượng con tôm đã được cải thiện, thị trường tiêu thụ được thuận lợi hơn theo đó người nuôi tôm cũng có lợi nhuân cao hơn. Mô hình nuôi thủy sản không gây ô nhiễm môi trường được gia đình anh Đặng Hình thôn An Xuân xã Quảng An thực hiện thành công đã giúp cho người nuôi thủy sản trên địa bàn xã nói riêng toàn huyện nói chung có thêm phương pháp nuôi mới, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo anh Hinh cho biết “Ao hồ nuôi trước khi thả tôm giống phải hút cạn, vét bớt bùn dưới đáy ao. Sử dụng chế phẩm sinh học EM điều đăn trong quá trình nuôi suốt trong vong 3 tháng cứ 10 ngày hòa chế phẩm 1 lần tuy theo lượng nước, nông độ nước trong ao hồ để hòa cho thích hợp. Sau hơn 3 tháng thả nuôi hầu hết tôm nuôi phát triển khá tốt, không có hiện tượng dịch bện, lãi gấp nhiều lần so với các hồ đối chứng lận cận. Tuy nhiên đây là mô hình còn khá mới đối với người dân chúng tôi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chúng tôi trong quá trình sử dụng chế phẩm EM thiết nghĩ các ngành các cấp cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn chuyển giao các kiến thức, các kỹ thuật ủ và pha chế chế phẩm EM ...”  

             Để lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản thực sự là thế mạnh phát triển kinh tế, huyện Quảng Điền đã xác định ngoài việc phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn hiệu quả và bền vững, đặc biệt cần nhân rộng hơn nữa mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiên với môi trường. Theo đó huyện Quảng Điền đã chủ trương quy hoạch, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường .

             Việc đưa chế phẩm sinh học EM vào ứng dụng tại các hồ nuôi thủy sản trên địa bàn xã Quảng An, một điểm nóng thường hay xảy ra dịch bệnh tôm nuôi, được xem là bước đột phá cho lĩnh vực nuôi tôm sú, là bước khởi đầu thuận lợi cho cho xã Quảng An nói riêng, huyện Quảng Điền nói chung. Những kết quả từ mô hình nuôi tôm có sử dụng chế phẩm EM mang lại là tín hiệu khả quan cho huyện Quảng Điền nhận rộng mô hình nuôi tôm theo hướng thân thiện môi trường, để lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thực sự là mũi nhọn phát triển kinh tế .

                                                                                       Công Cường

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.271.663
Truy câp hiện tại 896