Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Quảng Điền kiểm tra công tác cảnh báo và tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 21/06/2017

           Quảng Điền là địa phương có diện tích mặt nước phá Tam Giang  rộng nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, cộng thêm 12 km bờ biển và  hệ thống sông, ao, hồ dày đặt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, những địa điểm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tình trạng đuối nước.

             Để chủ động phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân và du khách khi đến tham quan, tắm biển tại địa phương trong dịp hè, đặc biệt là học sinh và trẻ em. Huyện Quảng Điền đã chủ động thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác cảnh báo, tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước vào kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và các tổ tự quản về phòng, chống đuối nước tại các thôn, tổ dân phố; phối hợp với các trường học ở địa phương tuyên truyền, nhắc  nhở học sinh và phụ huynh về phòng tránh đuối nước trong dịp hè; tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực xung yếu và có nguy cơ đuối nước xảy ra; trang cấp một số dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn…

           Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và du khách, Đoàn kiểm tra đã đề nghị các địa phương tăng cần cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: thông qua hệ thống đài truyền thanh, các buổi họp dân, thông báo bằng loa tay…; tại các điểm dịch vụ du lịch trên phá Tam Giang, bãi biển cần chú trọng công tác cảnh báo, cắm các biển hướng dẫn khu vực tắm biển, thông báo về thời gian tắm, tổ chức tuần tra, giám sát thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục khảo sát và cắm các biển báo khu vực nguy hiểm, cấm tắm; thành lập đường dây nóng để liên lạc và xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; phối hợp với các trường học, tổ chức, cá nhân tổ chức các lớp dạy bơi và các hoạt động vui chơi trong dịp hè để các em học sinh có môi trường sinh hoạt… Vận động mỗi người dân là một tình nguyện viên trong công tác phòng, chống đuối nước, xem đây là trách nhiệm và công việc của toàn xã hội.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                          Thanh Loan

 

 

Thanh Loan
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quảng Điền kiểm tra công tác cảnh báo và tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 21/06/2017

           Quảng Điền là địa phương có diện tích mặt nước phá Tam Giang  rộng nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, cộng thêm 12 km bờ biển và  hệ thống sông, ao, hồ dày đặt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, những địa điểm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tình trạng đuối nước.

             Để chủ động phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân và du khách khi đến tham quan, tắm biển tại địa phương trong dịp hè, đặc biệt là học sinh và trẻ em. Huyện Quảng Điền đã chủ động thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác cảnh báo, tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước vào kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và các tổ tự quản về phòng, chống đuối nước tại các thôn, tổ dân phố; phối hợp với các trường học ở địa phương tuyên truyền, nhắc  nhở học sinh và phụ huynh về phòng tránh đuối nước trong dịp hè; tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực xung yếu và có nguy cơ đuối nước xảy ra; trang cấp một số dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn…

           Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và du khách, Đoàn kiểm tra đã đề nghị các địa phương tăng cần cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: thông qua hệ thống đài truyền thanh, các buổi họp dân, thông báo bằng loa tay…; tại các điểm dịch vụ du lịch trên phá Tam Giang, bãi biển cần chú trọng công tác cảnh báo, cắm các biển hướng dẫn khu vực tắm biển, thông báo về thời gian tắm, tổ chức tuần tra, giám sát thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục khảo sát và cắm các biển báo khu vực nguy hiểm, cấm tắm; thành lập đường dây nóng để liên lạc và xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; phối hợp với các trường học, tổ chức, cá nhân tổ chức các lớp dạy bơi và các hoạt động vui chơi trong dịp hè để các em học sinh có môi trường sinh hoạt… Vận động mỗi người dân là một tình nguyện viên trong công tác phòng, chống đuối nước, xem đây là trách nhiệm và công việc của toàn xã hội.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                          Thanh Loan

 

 

Thanh Loan
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quảng Điền kiểm tra công tác cảnh báo và tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá trên địa bàn huyện
Ngày cập nhật 21/06/2017

           Quảng Điền là địa phương có diện tích mặt nước phá Tam Giang  rộng nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, cộng thêm 12 km bờ biển và  hệ thống sông, ao, hồ dày đặt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động du lịch. Tuy nhiên, những địa điểm này cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tình trạng đuối nước.

             Để chủ động phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân và du khách khi đến tham quan, tắm biển tại địa phương trong dịp hè, đặc biệt là học sinh và trẻ em. Huyện Quảng Điền đã chủ động thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra công tác cảnh báo, tình hình cứu hộ, cứu đuối tại các bãi biển, sông, ao, hồ, đầm phá tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép nội dung phòng, chống đuối nước vào kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và các tổ tự quản về phòng, chống đuối nước tại các thôn, tổ dân phố; phối hợp với các trường học ở địa phương tuyên truyền, nhắc  nhở học sinh và phụ huynh về phòng tránh đuối nước trong dịp hè; tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực xung yếu và có nguy cơ đuối nước xảy ra; trang cấp một số dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn…

           Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và du khách, Đoàn kiểm tra đã đề nghị các địa phương tăng cần cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: thông qua hệ thống đài truyền thanh, các buổi họp dân, thông báo bằng loa tay…; tại các điểm dịch vụ du lịch trên phá Tam Giang, bãi biển cần chú trọng công tác cảnh báo, cắm các biển hướng dẫn khu vực tắm biển, thông báo về thời gian tắm, tổ chức tuần tra, giám sát thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục khảo sát và cắm các biển báo khu vực nguy hiểm, cấm tắm; thành lập đường dây nóng để liên lạc và xử lý khi có tình huống xấu xảy ra; phối hợp với các trường học, tổ chức, cá nhân tổ chức các lớp dạy bơi và các hoạt động vui chơi trong dịp hè để các em học sinh có môi trường sinh hoạt… Vận động mỗi người dân là một tình nguyện viên trong công tác phòng, chống đuối nước, xem đây là trách nhiệm và công việc của toàn xã hội.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                          Thanh Loan

 

 

Thanh Loan
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.266.483
Truy câp hiện tại 15.088