Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngày cập nhật 24/10/2016

           Ngày 11 tháng 10 năm 2016, UBND huyện ban hành Công văn số 775/UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Theo đó, UBND huyện yêu cầu phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, ban ngành liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tổ chức lực lượng liên ngành để kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch tại gốc; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật, đặc biệt là trong kiểm soát buôn bán, vận chuyển động vật bị bệnh, động vật và sản phẩm động vật ra vào địa phương không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Giám sát chặt chẽ ổ dịch để chủ động ngăn ngừa, dập dịch, không để dịch bệnh lây lan, phát sinh thêm. Thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng để khống chế dứt điểm dịch bệnh; tiến hành lập thủ tục tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết theo quy định hiện hành.

- Khi có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi lực lượng nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan; tiến hành xử lý gia súc, gia cầm bị bệnh và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi nguy cơ cao, như cơ sở giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Chỉ đạo tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch. Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ra khỏi vùng dịch.

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y

            - Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất cần thiết và trang thiết bị, phương tiện để phòng chống dịch. Phối hợp với các đơn vị giám sát, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả; yêu cầu các tổ chức, chương trình, dự án và các chủ chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm thực hiện đúng qui định kiểm dịch khi nhập con giống về nuôi.

- Tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vắc xin; tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc, khử trùng để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh. Hàng tháng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao, như ổ dịch cũ, hố chôn, các nơi giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật.

3. UBND các xã, thị trấn

- Tập trung chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện tiêm vắc xin phòng đầy đủ, chậm phát hiện, không xử lý kịp thời để dịch xảy ra trên địa bàn; tổ chức các lực lượng thú y cơ sở cùng các ban ngành chức năng và đoàn thể quần chúng tại địa phương giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đặc biệt chú trọng các thôn, xóm có tỷ lệ tiêm phòng còn đạt thấp. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định; đặc biệt là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai xanh lợn ở những vùng có nguy cơ cao, cơ sở chăn nuôi giống, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn.

 

                                            Minh Châu

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngày cập nhật 24/10/2016

           Ngày 11 tháng 10 năm 2016, UBND huyện ban hành Công văn số 775/UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Theo đó, UBND huyện yêu cầu phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, ban ngành liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tổ chức lực lượng liên ngành để kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch tại gốc; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật, đặc biệt là trong kiểm soát buôn bán, vận chuyển động vật bị bệnh, động vật và sản phẩm động vật ra vào địa phương không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Giám sát chặt chẽ ổ dịch để chủ động ngăn ngừa, dập dịch, không để dịch bệnh lây lan, phát sinh thêm. Thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng để khống chế dứt điểm dịch bệnh; tiến hành lập thủ tục tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết theo quy định hiện hành.

- Khi có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi lực lượng nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan; tiến hành xử lý gia súc, gia cầm bị bệnh và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi nguy cơ cao, như cơ sở giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Chỉ đạo tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch. Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ra khỏi vùng dịch.

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y

            - Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất cần thiết và trang thiết bị, phương tiện để phòng chống dịch. Phối hợp với các đơn vị giám sát, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả; yêu cầu các tổ chức, chương trình, dự án và các chủ chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm thực hiện đúng qui định kiểm dịch khi nhập con giống về nuôi.

- Tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vắc xin; tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc, khử trùng để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh. Hàng tháng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao, như ổ dịch cũ, hố chôn, các nơi giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật.

3. UBND các xã, thị trấn

- Tập trung chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện tiêm vắc xin phòng đầy đủ, chậm phát hiện, không xử lý kịp thời để dịch xảy ra trên địa bàn; tổ chức các lực lượng thú y cơ sở cùng các ban ngành chức năng và đoàn thể quần chúng tại địa phương giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đặc biệt chú trọng các thôn, xóm có tỷ lệ tiêm phòng còn đạt thấp. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định; đặc biệt là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai xanh lợn ở những vùng có nguy cơ cao, cơ sở chăn nuôi giống, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn.

 

                                            Minh Châu

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ngày cập nhật 24/10/2016

           Ngày 11 tháng 10 năm 2016, UBND huyện ban hành Công văn số 775/UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Theo đó, UBND huyện yêu cầu phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, ban ngành liên quan thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tổ chức lực lượng liên ngành để kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch tại gốc; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định của pháp luật, đặc biệt là trong kiểm soát buôn bán, vận chuyển động vật bị bệnh, động vật và sản phẩm động vật ra vào địa phương không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Giám sát chặt chẽ ổ dịch để chủ động ngăn ngừa, dập dịch, không để dịch bệnh lây lan, phát sinh thêm. Thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng để khống chế dứt điểm dịch bệnh; tiến hành lập thủ tục tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết theo quy định hiện hành.

- Khi có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi lực lượng nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan; tiến hành xử lý gia súc, gia cầm bị bệnh và thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi nguy cơ cao, như cơ sở giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật. Chỉ đạo tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch. Kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm ra khỏi vùng dịch.

2. Trạm Chăn nuôi và Thú y

            - Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất cần thiết và trang thiết bị, phương tiện để phòng chống dịch. Phối hợp với các đơn vị giám sát, tổ chức triển khai và kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả; yêu cầu các tổ chức, chương trình, dự án và các chủ chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm thực hiện đúng qui định kiểm dịch khi nhập con giống về nuôi.

- Tổ chức lực lượng, cung ứng đầy đủ vắc xin; tuyên truyền việc xã hội hóa công tác tiêu độc, khử trùng để người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh. Hàng tháng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với các vùng nguy cơ cao, như ổ dịch cũ, hố chôn, các nơi giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật.

3. UBND các xã, thị trấn

- Tập trung chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và chịu trách nhiệm nếu không thực hiện tiêm vắc xin phòng đầy đủ, chậm phát hiện, không xử lý kịp thời để dịch xảy ra trên địa bàn; tổ chức các lực lượng thú y cơ sở cùng các ban ngành chức năng và đoàn thể quần chúng tại địa phương giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, đặc biệt chú trọng các thôn, xóm có tỷ lệ tiêm phòng còn đạt thấp. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định; đặc biệt là tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tai xanh lợn ở những vùng có nguy cơ cao, cơ sở chăn nuôi giống, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn.

 

                                            Minh Châu

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.200.626
Truy câp hiện tại 1.346