Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Kết quả thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao
Ngày cập nhật 12/04/2016

             Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2015; trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Đề án. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

               Từ năm 2011 đến năm 2015, toàn huyện có 1.983 hộ hưởng chính sách của đề án, với tổng số lợn được nghiệm thu hỗ trợ là 2.673 con, đạt 79% kế hoạch của huyện và 93% kế hoạch của tỉnh, cụ thể từng loại lợn giống như sau: lợn đực giống hỗ trợ 41 con, đạt 49% kế hoạch; lợn nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất lợn giống thương phẩm hỗ trợ 65 con, đạt 16,2% kế hoạch; lợn nái ngoại vùng giống nhân dân hỗ trợ 96 con, đạt 8,2% kế hoạch của huyện, 10,8% kế hoạch của tỉnh; lợn nái F1 hỗ trợ 2.471 con, đạt 142% kế hoạch của huyện, 165% kế hoạch của tỉnh. Tổng kinh phí đã cấp hỗ trợ cho người chăn nuôi là 2.247.650.000 đồng, trong đó hỗ trợ nuôi lợn nái F1 là 1.853.250.000 đồng, nái ngoại vùng giống nhân dân 115.200.000 đồng, nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất giống thương phẩm là 98.800.000 đồng và đực giống 180.400.000 đồng.

             Nhìn chung, lợn giống sau khi nghiệm thu hỗ trợ phát triển tốt, nhiều lợn giống nuôi từ năm 2011, 2012 đến nay còn sinh sản tốt. Qua khảo sát đánh giá, số lượng lợn con sinh ra trung bình khoảng 11 con/lứa, hầu hết lợn đẻ 9-12 con/lứa, một số lợn nái đẻ đến 14-15 con/lứa, cũng có một số con đẻ khoảng 4-6 con/lứa.

              Tính đến cuối năm 2015, tổng đàn lợn của huyện có 33.256 con (8.572 nái) trong đó, lợn nạc có 20.630 con, chiếm 62% tổng đàn, tăng 55% so với năm 2010. Tỷ lệ đàn lợn nái ngoại, F1 chiếm 44% tổng đàn, vượt 9% so với kế hoạch đề ra (lợn nái F1 có 3.585 con, chiếm 42% tổng đàn nái, tăng 33% so với năm 2010, đàn lợn nái ngoại có 210 con, chiếm 2%, tăng 1,5%).

           Lợi nhuận mang lại từ nuôi lợn nái và lợn thương phẩm tỷ lệ nạc cao cao hơn nuôi lợn nái Móng Cái và lợn thương phẩm F1 do giá bán cao hơn và trọng lượng xuất bán lớn hơn (giá bán lợn giống chênh lệch khoảng 10.000đ/kg, lợn hơi 4.000đ/kg). Về mặt kinh tế, lợi nhuận trực tiếp từ nuôi lợn nái là 56,5 tỷ đồng; lợi nhuận gián tiếp qua nuôi lợn thịt thương phẩm là 19,4 tỷ đồng.

           Về mặt xã hội, đề án góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất chăn nuôi, lựa chọn đối tượng chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Thông qua Đề án đã làm tốt công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân (nhiều mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô gia trại, trang trại phát triển mạnh ở Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng Thái); giải quyết nhu cầu giống lợn phục vụ sản xuất, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi; từng bước xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn và có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận./.

                                                                     Minh Châu

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kết quả thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao
Ngày cập nhật 12/04/2016

             Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2015; trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Đề án. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

               Từ năm 2011 đến năm 2015, toàn huyện có 1.983 hộ hưởng chính sách của đề án, với tổng số lợn được nghiệm thu hỗ trợ là 2.673 con, đạt 79% kế hoạch của huyện và 93% kế hoạch của tỉnh, cụ thể từng loại lợn giống như sau: lợn đực giống hỗ trợ 41 con, đạt 49% kế hoạch; lợn nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất lợn giống thương phẩm hỗ trợ 65 con, đạt 16,2% kế hoạch; lợn nái ngoại vùng giống nhân dân hỗ trợ 96 con, đạt 8,2% kế hoạch của huyện, 10,8% kế hoạch của tỉnh; lợn nái F1 hỗ trợ 2.471 con, đạt 142% kế hoạch của huyện, 165% kế hoạch của tỉnh. Tổng kinh phí đã cấp hỗ trợ cho người chăn nuôi là 2.247.650.000 đồng, trong đó hỗ trợ nuôi lợn nái F1 là 1.853.250.000 đồng, nái ngoại vùng giống nhân dân 115.200.000 đồng, nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất giống thương phẩm là 98.800.000 đồng và đực giống 180.400.000 đồng.

             Nhìn chung, lợn giống sau khi nghiệm thu hỗ trợ phát triển tốt, nhiều lợn giống nuôi từ năm 2011, 2012 đến nay còn sinh sản tốt. Qua khảo sát đánh giá, số lượng lợn con sinh ra trung bình khoảng 11 con/lứa, hầu hết lợn đẻ 9-12 con/lứa, một số lợn nái đẻ đến 14-15 con/lứa, cũng có một số con đẻ khoảng 4-6 con/lứa.

              Tính đến cuối năm 2015, tổng đàn lợn của huyện có 33.256 con (8.572 nái) trong đó, lợn nạc có 20.630 con, chiếm 62% tổng đàn, tăng 55% so với năm 2010. Tỷ lệ đàn lợn nái ngoại, F1 chiếm 44% tổng đàn, vượt 9% so với kế hoạch đề ra (lợn nái F1 có 3.585 con, chiếm 42% tổng đàn nái, tăng 33% so với năm 2010, đàn lợn nái ngoại có 210 con, chiếm 2%, tăng 1,5%).

           Lợi nhuận mang lại từ nuôi lợn nái và lợn thương phẩm tỷ lệ nạc cao cao hơn nuôi lợn nái Móng Cái và lợn thương phẩm F1 do giá bán cao hơn và trọng lượng xuất bán lớn hơn (giá bán lợn giống chênh lệch khoảng 10.000đ/kg, lợn hơi 4.000đ/kg). Về mặt kinh tế, lợi nhuận trực tiếp từ nuôi lợn nái là 56,5 tỷ đồng; lợi nhuận gián tiếp qua nuôi lợn thịt thương phẩm là 19,4 tỷ đồng.

           Về mặt xã hội, đề án góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất chăn nuôi, lựa chọn đối tượng chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Thông qua Đề án đã làm tốt công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân (nhiều mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô gia trại, trang trại phát triển mạnh ở Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng Thái); giải quyết nhu cầu giống lợn phục vụ sản xuất, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi; từng bước xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn và có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận./.

                                                                     Minh Châu

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Kết quả thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao
Ngày cập nhật 12/04/2016

             Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2015; trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Đề án. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

               Từ năm 2011 đến năm 2015, toàn huyện có 1.983 hộ hưởng chính sách của đề án, với tổng số lợn được nghiệm thu hỗ trợ là 2.673 con, đạt 79% kế hoạch của huyện và 93% kế hoạch của tỉnh, cụ thể từng loại lợn giống như sau: lợn đực giống hỗ trợ 41 con, đạt 49% kế hoạch; lợn nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất lợn giống thương phẩm hỗ trợ 65 con, đạt 16,2% kế hoạch; lợn nái ngoại vùng giống nhân dân hỗ trợ 96 con, đạt 8,2% kế hoạch của huyện, 10,8% kế hoạch của tỉnh; lợn nái F1 hỗ trợ 2.471 con, đạt 142% kế hoạch của huyện, 165% kế hoạch của tỉnh. Tổng kinh phí đã cấp hỗ trợ cho người chăn nuôi là 2.247.650.000 đồng, trong đó hỗ trợ nuôi lợn nái F1 là 1.853.250.000 đồng, nái ngoại vùng giống nhân dân 115.200.000 đồng, nái ngoại thuộc cơ sở sản xuất giống thương phẩm là 98.800.000 đồng và đực giống 180.400.000 đồng.

             Nhìn chung, lợn giống sau khi nghiệm thu hỗ trợ phát triển tốt, nhiều lợn giống nuôi từ năm 2011, 2012 đến nay còn sinh sản tốt. Qua khảo sát đánh giá, số lượng lợn con sinh ra trung bình khoảng 11 con/lứa, hầu hết lợn đẻ 9-12 con/lứa, một số lợn nái đẻ đến 14-15 con/lứa, cũng có một số con đẻ khoảng 4-6 con/lứa.

              Tính đến cuối năm 2015, tổng đàn lợn của huyện có 33.256 con (8.572 nái) trong đó, lợn nạc có 20.630 con, chiếm 62% tổng đàn, tăng 55% so với năm 2010. Tỷ lệ đàn lợn nái ngoại, F1 chiếm 44% tổng đàn, vượt 9% so với kế hoạch đề ra (lợn nái F1 có 3.585 con, chiếm 42% tổng đàn nái, tăng 33% so với năm 2010, đàn lợn nái ngoại có 210 con, chiếm 2%, tăng 1,5%).

           Lợi nhuận mang lại từ nuôi lợn nái và lợn thương phẩm tỷ lệ nạc cao cao hơn nuôi lợn nái Móng Cái và lợn thương phẩm F1 do giá bán cao hơn và trọng lượng xuất bán lớn hơn (giá bán lợn giống chênh lệch khoảng 10.000đ/kg, lợn hơi 4.000đ/kg). Về mặt kinh tế, lợi nhuận trực tiếp từ nuôi lợn nái là 56,5 tỷ đồng; lợi nhuận gián tiếp qua nuôi lợn thịt thương phẩm là 19,4 tỷ đồng.

           Về mặt xã hội, đề án góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất chăn nuôi, lựa chọn đối tượng chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường. Thông qua Đề án đã làm tốt công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi; tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân (nhiều mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô gia trại, trang trại phát triển mạnh ở Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng Thái); giải quyết nhu cầu giống lợn phục vụ sản xuất, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi; từng bước xây dựng và hình thành các vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn và có chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận./.

                                                                     Minh Châu

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.252.965
Truy câp hiện tại 5.513