Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Hiệu quả sau đợt giải tỏa nò sáo
Ngày cập nhật 28/07/2008
Phá Tam Giang

Tài nguyên môi trường luôn là vấn đề quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương. Do vậy công tác bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường có vị trí vô cùng quan trọng . Sau khi hoàn thành kế hoạch tháo dỡ nò sáo đợt 1 trên phá Tam Giang, môi trường nước đã đựơc trả lại sự trong lành vốn có của nó; từ đó thúc đẩy các loại tài nguyên, hệ sinh thái trong nước sinh trưởng và phát triển.

 

Quảng Điền là huyện đầm phá, diện tích mặt nước khá lớn rất thuận lợi trong lĩnh vực đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua, nguồn lợi thủy sản đã đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của người dân toàn huyện nói chung và ngư dân vùng đầm phá nói riêng. Vì thế nhiều người dân đã phát huy thế mạnh sông nước đã đặt nhiều trộ nò, sáo, miệng báy trên phá Tam Giang để khai thác nguồn lợi thủy sản . Chính sự phát triển một cách nhanh chóng như vậy đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa, ảnh hưởng mức độ lưu thông của dòng chảy, làm môi trường nước trong vùng nuôi trồng thủy sản nói riêng của toàn bộ diện tích mặt nước phá Tam Giang nói chung bị ô nhiểm . Nhằm chấn chỉnh lại hệ thống giao thông đường thủy nội địa, đảm bảo hành lang an toàn giao thông, đảm bảo môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản. Tháng 6 năm 2006 UBND huyện Quảng Điền đã phối hợp các ngành liên quan khảo sát, kiểm kê số nò, sáo, miệng đáy nằm trong phạm vị phải tháo dỡ với đường kính 1km tính từ tâm điểm tuyến đường thủy nội địa bến đò Cồn Tộc - Vĩnh Tu. Qua quá trình khảo sát toàn tuyến có 40 hộ thuộc 3 đơn vị xã Quảng Lợi, Quảng Ngạn và thị trấn Sịa có nò, sáo, miệng đáy nằm trong phạm vi buộc phải tháo dỡ, trong đó tập trung ở xã Quảng Lợi 20 hộ, Quảng Ngạn 16 hộ và thị trấn Sịa 4 hộ. Đây là những trộ nò sáo không những gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa mà nó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề vệ sinh môi trường mặt nước. Tiến hành tuyên truyền vận động nhân dân lập bản ký cam kết tự nguyện tháo dỡ và giúp nhân dân tiến hành tháo dỡ . Sau thời gian triển khai hầu hết các hộ dân có các trộ nò sáo nằm trong diện tháo dỡ đã nghiêm chỉnh chấp hành và đã tự nguyện tháo dỡ . Nhờ vậy đã trả lại sự trong sạch của nguồn nước, tạo cho mặt nước phá tam giang nói chung, khu vực nuôi trồng thủy sản nói riêng ngày càng trong lành hơn .

Kể từ ngày triển khai tháo dỡ đến nay, nhìn chung trên phá Tam Giang đã có những đổi thay đáng kể, không những hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa được đảm bảo, tạo ra sự thông thoáng mà điều đáng ghi nhận ở đây là vấn đề vệ sinh môi trường nguồn nước của phá Tam Giang được cải thiện thì cũng từ đây tài nguyên trong môi trường nước được sinh trưởng và phát triển nhanh hơn . Nhớ lại những năm trước đây khi công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nước chưa được chặc chẽ cùng với sự khai thác mang tính hủy diệt của một bộ phân nhân dân và hệ thống nò sáo chằn chịt dòng nước không được lưu thông, môi trường nước bị ô nhiểm kéo theo tài nguyên trong nước dần dần bị cạn kiệt, các loại tài nguyên nước như rong tảo, cá tôm không đựơc phát triển, nước trên phá Tam Giang luôn luôn có một màu đục xẩm và mùi hôi rất khó chịu . Nhưng kể từ ngày triển khai tháo dỡ nò sáo đến nay trên mặt nước phá Tam Giang mọi tài nguyên thủy sản dần dần được hồi sinh cùng với sự phát triển của các loại rong tảo, cá tôm và một số thủy sản khác cùng phát triển theo tạo nên một tiềm năng trù phú . Anh Nguyễn Toàn - Ngư dân khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên Phá Tam Giang cho biết " Trước đây khi chưa tháo dỡ nò sáo do môi trường bị ô nhiểm tài nguyên thủy sản chậm phát triển nên hiệu quả đánh bắt nguồn lợi thủy sản không cao, làm cả ngày cực nhọc những cũng chỉ kiếm được dăm ba chục ngàn . Nhưng giờ đây kể từ ngày triển khai tháo dỡ nò sao trên phá Tam Giang đến nay tài nguyên môi trường nước đã được cải thiện các loại thủy sản phát triển, người dân chúng tôi cũng rất thuận lợi trong lĩnh vực khai thác thủy sản tự nhiên, thu nhập bình quân hàng ngày cũng tăng lên, từ đó đời sống kinh tế cũng có bước phát triển”.

Tháo dỡ nò sáo vi phạm hành lang an toàn đường thủy nội địa trên phá Tam Giang là một chủ trương đúng đắn, là động lực thúc đẩy tài nguyên môi trường, nguồn lợi thủy sản đầm phá được bảo quản và phát triển . Nhìn từ phía môi trường và những cái lợi do môi trường mang lại. Thiết nghĩ, để công tác này được thực hiện một cách có hiệu quả và lâu dài hơn trước hết các cấp các ngành cần thực hiện một cách nghiêm túc, và động bộ trong quá trình bảo quản tài nguyên môi trường mặt nước, đồng thời người dân hãy nếu cao tinh thần trách nhiệm của mình cùng nhau bảo vệ môi trường mặt nước phá Tam Giang để thực sự là "rừng vàng biển bạc" không những giúp người dân phát triển kinh tế trên lĩnh vực thủy sản mà dần dần tiến tới xây dựng khu du lịch sinh thái trên phá Tam Giang .

 

                                                                                                              

  Công Cường 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.362.806
Truy câp hiện tại 20.640