Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Công điện của Chủ tịch UBND huyện về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm.
Ngày cập nhật 15/02/2012

           Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã phát sinh tại 4 xã của 4 huyện thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, làm 1.683 con gia cầm mắc bệnh, chết (gồm 1.591 con vịt, 92 con gà), số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 4.032 con (Trong đó: 3610 con vịt, 422 con gà). Ngoài ra, một số địa phương như: Nghệ An, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thái Nguyên, Hà Nội bắt đầu có hiện tượng gia cầm mắc bệnh, chết nghi do cúm gia cầm. Mặt khác, theo thông báo của Bộ Y tế, trong tháng 01/2012 vừa qua cũng đã có 02 bệnh nhân tại Kiên Giang và Sóc Trăng bị nhiễm vi rút cúm gia cầm và tử vong. Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm bùng phát và lây lan trên địa bàn, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu;

          Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch cúm gia cầm, kết hợp với điều kiện thời tiết bất lợi nên nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan vào huyện ta là rất lớn. Đây là loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và có thể lây nhiễm cho con người.
Trước tình hình trên, để triển khai thực hiện tốt Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 08/02/2012 của UBND tỉnh về việc triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; đồng thời để chủ động ngăn chặn, phòng chống dịch cúm gia cầm đạt hiệu quả, nhằm ổn định sản xuất và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn; ngày 13/02/1012, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm, theo đó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Thủ trư­ởng các cơ quan, ban ngành liên quan; các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật, thuỷ sản và cúm A ( H5N1 ) ở người của huyện triển khai thực hiện cấp bách một số nội dung sau:
              1.Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:
          -Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng chống dịch bằng nhiều hình thức cho người chăn nuôi biết để tự bảo vệ đàn gia cầm của mình. Hướng dẫn chủ nuôi thường xuyên tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, chấp hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định; thường xuyên theo dõi đàn gia cầm, nếu có triệu chứng bệnh phải báo ngay chính quyền và cơ quan thú y để kiểm tra, xử lý. Thực hiện 5 không: không dấu dịch; không mua bán gia cầm bị bệnh, không rõ nguồn gốc; không ăn thịt gia cầm bị bệnh; không giết mổ gia cầm bị bệnh; không vứt xác gia cầm bừa bãi.
          -Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở các xã, thị trấn; phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo, Trưởng thôn và Thú y viên giám sát dịch đến các hộ chăn nuôi, từng cơ sở mua bán, các điểm giết mổ... Nếu phát hiện gia cầm bị bệnh, chết phải báo ngay cho Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, Trạm Thú y huyện để kiểm tra, xử lý.
          -Chỉ đạo Ban chăn nuôi thú y tổ chức tiêu độc, khử trùng trên trục đường chính, các chợ mua bán động vật, sản phẩm động vật và đến từng hộ chăn nuôi; khẩn trương tổ chức tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm.
2.Phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và Trạm Thú y huyện:
-Phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các ban ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền để chủ vật nuôi, các hộ kinh doanh tự giác thực hiện các quy định về thú y, tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
-Bố trí cán bộ kỹ thuật về cơ sở hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng đảm bảo kỹ thuật và đúng thời gian quy định.
-Chuẩn bị đầy đủ vắc xin, hóa chất tiêu độc, trang thiết bị cần thiết phục vụ tốt cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
3.Công an huyện:
          -Bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng thú ý tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vận chuyển, lưu thông, mua bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có thủ tục kiểm dịch.
          -Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, cơ quan thú y để xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
          4.Ban quản lý các chợ:
         Tăng cư­­ờng kiểm tra, phối hợp với ngành thú y xử lý nghiêm khắc các tr­ường hợp mua bán động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có thủ tục của thú y.
          5.Đài Truyền thanh huyện:
         Thường xuyên thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành cho mọi người về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh các nội dung sau:
          -Tuyên truyền người dân không ăn gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín; khi tiếp xúc với gia cầm phải có bảo hộ cá nhân, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc, chế biến gia cầm.
          -Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm cảnh giác với dịch cúm gia cầm; tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chủ động khai báo khi phát hiện gia cầm có biểu hiện nghi mắc bệnh cúm. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, vùng có nguy cơ cao.
6.Thủ trư­ởng các cơ quan, ban ngành liên quan, các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của huyện:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y huyện hướng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.
 (Văn phòng HĐND và UBND huyện)
         
         
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.803.144
Truy câp hiện tại 12.181