Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quảng điền phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.
Ngày cập nhật 18/07/2013

                 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được huyện xác định là hướng trọng tâm và chiến lược trong phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó, một nhiệm vụ chính được huyện chú trọng thực hiện trong những năm trở lại đây là khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống, đồng thời có quy hoạch để xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp nhằm thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển quy mô và bền vững.

 

             Vào những ngày giữa tháng 6 vừa qua, chúng tôi về xã Quảng Công tham dự buổi lễ ra quân đánh bắt hải sản cả bà con ngư dân thôn An Lộc; và cũng để tìm hiểu thêm về nghề chế biến nước mắm, nghề truyền thống của ngư dân vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn. Đây là nghề gia truyền có từ lâu đời, hiện nay, ngoài việc sản xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, xã Quảng Công có 01 cơ sở sản xuất nước mắm Tân Thành, đã đăng ký thương hiệu sản phẩm và sản phẩm luôn được thị trường đón nhận. Điều quan trọng là làng nghề truyền thống sản xuất nước mắm ở Quảng Công luôn được khuyến khích và xây dựng thương hiệu từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Hay ở xã Quảng Vinh người dân đã  khai thác có hiệu quả nghề làm bún, duy trì và phát triển nghề làm bún truyền thống mà ông cha ta để lại từ bao đời nay. Hiện nay, trên địa bàn xã có 123 hộ làm nghề sản xuất bún, tập trung tại Thôn Ô Sa, bình quân mỗi ngày sản xuất khoảng 01 tấn bún, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động tại địa phương. Theo thống kê của phòng Công thương huyện, hiện nay trên địa bàn huyện có 01 làng nghề  truyền thống là Mây tre đan Bao la và 03 làng nghề đó là Mây tre đan Thủy Lập, Bún ô Sa; chế biến nước mắm Tân thành; được UBND tỉnh công nhận làng nghề và nghề truyền thống. Bên cạnh đó, các nghề khác như: Nem chả, nón lá, Tôm Chấy, Tôm chua…. cũng có chiều hướng phát triển mạnh. Các làng nghề và nghề truyền thống đã tạo công ăn việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn, với thu nhập từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/người/tháng.

             Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, huyện đã chủ động đề xuất các dự án phù hợp và có tính khả thi cao theo hướng đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ mới, hiện đại, tạo sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, kết hợp phát triển quy mô vừa và nhỏ, qua đó tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi và thu hút đầu tư bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi. Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Đình Đức, Trưởng phòng Công Thương huyện cho biết:  Thời gian qua, tranh thủ các nguồn vốn của cấp trên, tạo mặt bằng và cơ sở hạ tầng, để thu hút các Doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún và ô nhiểm môi trường, căn cứ đề án phát triển CN – TTCN và ngành nghề nông thôn đến năm 2020, chúng tôi tiến hành quy hoạch tiếp Khu công nghiệp Quảng Vinh và Cụm tiểu thủ công nghiệp Bắc An Gia để thu hút các cơ sở công nghiệp và các doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, đồng thời duy trì các cơ sở hiện có trên địa bàn toàn huyện, khuyến khích đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
Theo báo cáo quy hoạch vừa được Hội đồng tư vấn cấp tỉnh tổ chức trong ngày 13/7 vừa qua, thì đến năm 2015 xây dựng Quảng Điền cơ bản trở thành huyện nông thôn mới; Phát triển trung tâm Sịa, trở thành một trong những đô thị vệ tinh, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 đạt từ 15-17%; thời kỳ 2016-2020 đạt từ 16-18%/năm; Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch từ nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người/năm đến 2015 đạt 31 triệu đồng, năm 2020 đạt trên 80 triệu đồng. Thu ngân sách địa phương tăng bình quân 20%/năm trở lên. Tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2011-2015 cần huy động khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng; thời kỳ 2016-2020 huy động 8.600 tỷ đồng.
       
              Vì thế, việc đẩy mạnh phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống đóng vai trò khá quan trọng. Huyện đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động như hỗ trợ vốn khuyến công; đầu tư và thay mới trang thiết bị dây chuyền sản xuất; tạo điều kiện tham quan, học hỏi các nghề truyền thống ở các địa phương khác để có chọn lọc du nhập hiệu quả, phù hợp với thực tế, tiếp tục tập trung quy hoạch các làng nghề ở các xã, cụm công nghiệp trên địa bàn./.
 
 
                                                                    Bài và ảnh: Việt Bình
 
 
Tiêu đề ảnh: Nước mắm Tân Thành Quảng Công được bán tại Lễ hội sóng nước tam Giang
 
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 17.934.963
Truy câp hiện tại 3.198