Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quảng Điền chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè.
Ngày cập nhật 15/04/2013

 Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, côn trùng phát triển là thời điểm dễ phát sinh các loại bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây do côn trùng như: tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết… Để chủ động phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm bùng phát trong mùa hè, UBND huyện đã triển khai và chỉ đạo phòng Y tế, Trung tâm y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch ngay từ khi bắt đầu vào mùa nắng nóng.

             Theo số liệu của Trung tâm Y tế huyện, mùa hè năm 2012, Trung tâm Y tế huyện đã thu dung và điều trị hơn 870 ca bệnh như: tiêu chảy, tả, lỵ, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng…Bác sỹ Nguyễn Hoài Nhân- Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện cho biết: Mặc dù hiện nay chưa đến mùa hè, chỉ là thời điểm giao mùa nhưng thời tiết diễn biến thất thường, là nguyên nhân có thể bùng phát các loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A(H5N1), A(H1N1), sốt phát ban và sốt do các vi rút khác gây ra.
             Để chủ động phòng chống các loại bệnh, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu UBND huyện triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp dự phòng tích cực; giám sát các ca bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp, khống chế không để lây lan thành dịch; đồng thời tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân hình thành ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. 
             Ngoài ra, để chủ động phòng chống các dịch bệnh mùa hè, Trung tâm Y tế huyện đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch, bao gồm: Chỉ đạo, theo dõi việc giám sát dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các ổ dịch cũ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời; tăng cường công tác giám sát từ phòng khám bệnh, khoa lây, trạm y tế xã và cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh dịch đầu tiên, kịp thời thu dung điều trị bệnh nhân, đồng thời tiến hành các biện pháp xử lý dịch không để lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cách phát hiện các loại dịch bệnh và các biện pháp dự phòng tại cộng đồng; vận động nhân dân trong xã, thôn, xóm hàng tuần tổng vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khơi thông cống rãnh, thu dọn các dụng cụ phế thải, thả cá vào các bể chứa nước, phát quang bụi rậm quanh nhà; triển khai tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác phòng chống dịch cho cán bộ tuyến huyện, xã và thôn , chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ khi có dịch xảy ra. Khi xảy ra dịch phải triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên.
            Mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Những những ca bệnh tiêu chảy vào điều trị tại bệnh viện huyện, trẻ em chiếm tỷ lệ 70%. Ngoài ra bệnh tay chân miệng cũng thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi  từ 5 đến 15 tuổi; quai bị thường gặp ở lứa tuổi thanh-thiếu niên; thủy đậu thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi…Nguyên nhân là do cơ thể trẻ đang lớn, hệ thống miễn dịch đang từng bước hình thành. Vì vậy, cần có các biện pháp cụ thể đối với từng loại dịch bệnh nguy hiểm. Các trường học cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ. Cần thành lập và kiện toàn BCĐ công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho học sinh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, báo cho y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phù hợp; liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để phối hợp giám sát, theo dõi sức khỏe học sinh. Đối với bệnh lây qua đường máu như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cần có biện pháp chung của cộng đồng là vệ sinh môi trường để loại trừ các ổ bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, thực hiện nằm màn. Đối với bệnh lây theo đường hô hấp như cúm, rubela… cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh”.
            Đối với cộng đồng, việc quan trọng nhất là phải nâng cao ý thức của mọi người trong mua bán, kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các ngành, các cấp cũng cần phải phối hợp chặt chẽ, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới tận mỗi người dân để họ biết cách tự phòng tránh.

                                                                                 Công Cường

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.229.323
Truy câp hiện tại 6.606