Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Quảng Điền nỗ lực phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.
Ngày cập nhật 27/09/2012

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Điền đã có 67 ca mắc bệnh tay chân miệng, để khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng, Trung tâm y tế huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều giải pháp để phòng chống. 

Trước tình hình diễn biến khá thất thường của thiên tai đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân nhất là những trẻ em nhỏ, theo đó bệnh dịch tay chân miệng đã bùng phát trở lại trên trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện, đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có 67 ca mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó tập trung ở các xã Quảng Lợi 12 ca, Quảng Vinh 14 ca, thị trấn Sịa 7 ca và một số địa phương khác, phần lớn những các ca mắc bệnh chủ yếu là các em ở độ tuổi mầm non. Theo bác sỹ Trương Đình Khoa - Trưởng khoa Lây trung tâm Y tế huyện cho biết “Virut Entero 71 được xác định gây bệnh chân, tay, miệng là một loại virut đường ruột, gây bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân – miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn… bị ô nhiễm phân người bệnh. Một số ít trường hợp được ghi nhận lây lan qua đường hô hấp. Sau khi xâm nhập, virut đến cư trú tại họng và đoạn dưới của ống tiêu hóa. Trong vòng 24 giờ, chúng sẽ xâm nhập vào các hạch bạch huyết tại chỗ và tăng sinh tại đây. Giai đoạn này, virut được tìm thấy trong dịch cổ họng và trong phân của bệnh nhân. Bệnh thường xảy ra vào mùa Hè thu và gần như quanh năm ở các nước nhiệt đới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi. Những ca mắc bệnh tay, chân, miệng trên địa bàn huyện từ tháng 8 đến nay đa phần là những ca bệnh nhẹ ở mức độ 1 nên đều được điều trị tại bệnh viên huyện, hầu hết các ca bệnh điều tiến triển khá tốt. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng do virut Entero 71 gây ra có những triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bong bóng nước to khoảng đầu đũa, màu xám, đỏ, hình ô van ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Bong bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra gây những vết loét trong miệng. Các tế bào dưới da và niêm mạc phình to, chứa nhiều dịch tiết, gây hoại tử, phù trong tế bào và quanh tế bào. Tổn thương chủ yếu ở các vùng miệng, tay và chân. Sau khi gây tổn thương da, niêm mạc, virut không nhân lên nữa, cơ thể xuất hiện kháng thể và hiện tượng nhiễm virut chấm dứt.

            Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Hoài Nhân - phó giám đốc Trung tâm y tế huyện cho hay: “ Sở dĩ dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh, một phần là do ý thức phòng bệnh của người dân còn kém và công tác vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, phần lớn các gia đình không có công trình phụ hợp vệ sinh. Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các Trạm Y tế xã, thị trấn về công tác giám sát, tuyên truyền phòng, chống dịch tay chân miệng, chỉ đạo Đội y tế dự phòng tiến hành phun hóa chất tiêu độc khử trùng và khuyến cáo người dân nên thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ. Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện đang tiếp tục phối hợp với các ban ngành, trạm Y tế xã và đội ngũ nhân viên y tế thôn tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, tư vấn, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho nhân dân

        Hiện nay bệnh tay, chân, miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng ngừa nên cách phòng bệnh tốt nhất là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống, cá nhân cho trẻ thật tốt. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, không cần kiêng gió và ánh sáng. Nên cho trẻ mắc bệnh nghỉ học và không cho tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây lan bệnh. Người dân cũng không nên hoang mang lo sợ loại bệnh này nếu như vệ sinh sạch sẽ đúng cách thì sẽ phòng được bệnh. 

                                                                                                            Công Cường.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.283.213
Truy câp hiện tại 15.842