Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chủ động phòng chống bệnh sởi.
Ngày cập nhật 02/03/2014

            Hiện nay, bệnh sởi đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại địa bàn huyện Quảng Điền do đặc điểm nằm ở vùng thấp trũng, hàng năm nguy cơ xảy ra bệnh sởi là rất lớn, hiện nay chưa xuất hiện ca dương tính sởi nào, nhưng với quyết tâm không để bệnh sởi xuất hiện và lan rộng trên địa bàn, huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh sởi. 

             Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn huyện Quảng Điền có trên 10.739 trẻ em dưới 16 tuổi, đây là đối tượng thường hay mắc nhiễm bệnh sởi. Trong đó nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những trẻ em ở các độ tuổi mầm non và tiểu học. Hiện nay, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo bác sỹ Trương Đình Khoa – Trưởng khoa lây – Trung tâm Y tế huyện cho biết; “Bệnh sởi chủ yếu lây theo đường hô hấp thông qua dịch tiết mũi họng khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc. Người bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi nếu không được tiêm phòng đúng liều, không có trường hợp người lành mang virus, người đã từng bị sởi hầu như không bị mắc bệnh lại. Người bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bị bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng: sốt cao, ho, hắt hơi (hoặc chảy nước mũi), viêm kết mạc (mắt đỏ) hoặc nổi hạch (cổ, sau tai, dưới chẩm), hoặc sưng đau khớp. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn”.

Để phòng bệnh sởi, Trung tâm Y tế huyện đã khuyến cáo, mọi người nên chú ý việc tiêm vắc xin sởi, vì đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì việc miễn dịch có thể bền vững suốt đời. Các bà mẹ phải thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của cán bộ y tế khi đưa trẻ đi tiêm chủng. Khi phát hiện bị sởi, người bệnh và người thân bệnh nhân cần phải cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người đến 4 ngày sau khi phát ban để tránh lây lan trong cộng đồng. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Trẻ cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng, tăng sức đề kháng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ để tránh mắc bệnh cơ hội. “Để không cho bệnh sởi thâm nhập và bùng phát trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện đã triển khai các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống bệnh sởi, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế từ Trung tâm đến thôn về các biện pháp phát hiện, điều trị bệnh sởi. Đặc biệt chúng tôi rất quan tâm công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi, đến nay chúng tôi đã triển khai tiêm 5.759 liều vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em dưới 9 tháng tuổi”-Bác sỹ Nguyễn Hoài Nhân – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện nói.

 

                                                                                                                     Công Cường

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.362.887
Truy câp hiện tại 20.709