Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

HIỆU QUẢ TỪ CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN CÔNG
Ngày cập nhật 06/02/2009

Xác định phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa sản phẩm là một trong trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những năm trở lại đây, bằng nhiều hình thức nhất là việc quan tâm đẩy mạnh các chương trình, các dự án khuyến nông, khuyến ngư đã tạo đà thức đẩy nên kinh tế của huyện phát triển một cách bền vững và ổn định,  tạo bước biến chuyển trong quá trình phát triển kinh tế của huyện .

        Là huyện nằm trong sự ảnh hưởng nghiêm trọng thời tiết khí hậu, nên hàng năm bà con nông dân huyện Quảng Điền phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra, nhiều ruộng đồng, hoa màu, nhiều diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản bị tàn phá chỉ sau một cơn bão, trận lũ. Để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, khắc phục những khó khăn thiệt hại do thiên tai gây ra, từ năm 2002 huyện Quảng Điền đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển các mô hình dự án khuyến nông, khuyến ngư có sử dụng nguồn vốn ngân sách của huyện. Kể từ khi đẩy mạnh thực hiện chương trình hỗ trợ đã tạo điều kiện rất lớn cho bà con nông dân tăng gia sản xuất phát triển kinh tế . Trên lĩnh vực trồng trọt, chương trình được triển khai thực hiện bao gồm 16 mô hình dự án với tổng vốn đầu tư 1.353 triệu đồng; các hình thức thực hiện như chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những loại cây có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây có giá trị kinh tế cao theo đó đã chuyển đổi 319 ha đất lúa, hoa màu năng suất thấp sang trồng lạc, mía, nưa kiệu đậu đổ và cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài những mô hình thâm canh cây trồng, các địa phương còn mở rộng các mô hình xen canh như chuyển đổi từ đất chuyên sắn, chuyên lạc sang trồng xen canh lạc- đậu đổ, lạc xen Ngô. Với đặc thù là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, cây lúa đóng vai tròng chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện. Với phương châm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, các địa phương đã đầu tư kinh phí hơn 468 triệu đồng để chuyển đổi từ sản xuất các loại giống lúa địa phương, lúa tạp sang sản xuất các lọai giống lúa xác nhận. Nhờ đẩy mạnh các dự án khuyến nông nên đã đưa tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận từ 25,1% năm 2002 lên 95,3% năm 2008 và từ đó năng xuất lúa cũng được nâng lên rõ rệt từ 46tạ/ha/năm lên 58,42 tạ/ha/năm. Từ việc phải mùa các loại giống lúa xác nhận từ công ty Giống cây trồng vật nuôi tỉnh của những năm trước thì đến nay các địa phương đã tự sản xuất đảm bảo chủ động một phần gíống lúa phù hợp với cơ cấu, chân đất của từng hợp tác xã. Các mô hình khảo nghiệm cây trồng mới như mô hình hoa lây ơn, nhung đà lạt, mô hình trồng sen nuôi cá, mô hình nấm ăn, nấm dược liệu, mô hình trồng cây điều thử nghiệm trên đất cát cũng các địa phương triển khai nhân rộng. Đặc biệt là mô hình trồng rau an toàn ở Quảng Thành đươc triển khai trên 1,1 ha với tổng kinh phí 114 triệu đồng, thời gian thực hiện 3 vụ, qua quá trình triển khai mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể .

            Trên Lĩnh vực chăn nuôi đã triển khai thực hiện ở 3 mô hình dự án, với tổng vốn đầu tư hỗ trợ 455 triệu. Qua đây đã tạo điều kiện hướng dẫn kỹ thuật, tiến mua giống để thực hiện trồng cỏ, nuôi bò với mục đích nhằm cải tạo đàn bò, nâng cao chất lượng và giá trị chăn nuôi bò, mô hình có 26 hộ tham gia với số bò nuôi là 147 con trong đó có 83 bò cái sinh sản. Qua các năm triển khai bước đầu đã cho kết quả khả quan, đàn bò phát triển và sinh sản khá tốt, thu từ bê lại ở mỗi hộ có 3-4 bò sinh sản là 15-20 triệu đồng/năm. Việc thực hiện mô hình trồng cỏ, nuôi bò trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực vào việc phát triển số lượng cũng như chất lượng đàn bò của huyện lên 1.553 con trong năm 2008 . Mô hình lợn nái F1 cũng đã mang lại tín hiệu khả quan, bước đầu mô hình được triển khai thực hiện ở 3 xã Quảng Vinh, Quảng Phước và Quảng An với tổng tiền đầu tư 85 triệu đồng . Nhưng do dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực chăn nuôi, trong tổng số 75 con lớn nái F1 của mô hình thì đã có 56 còn bị nhiểm bệnh và tiêu hủy, chỉ còn lại 19 con . Tuy nhiên qua theo dõi mô hình cho thấy, việc triển khai thực hiên mô hình khá khả quan đến năm 2008 đã có 9 con sinh sản, bình quân 10,4 con/lứa/nái . Bước đầu xác định đầu loại giống lợn sinh sản tốt, chất lượng thịt cao có khả năng phát triển và nhân rộng trên địa bàn huyện.

Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thực hiện 7 mô hình, gồm 3 mô hình nước lợ và 4 mô hình nước ngọt với tổng vốn hỗ trợ 971 triệu đồng. Việc thực hiện mô hình chuyển đối đối tượng phương thức nuôi ngoài việc mạng lại hiệu quả kinh tế nó còn có tác dụng lâu dài là đã góp phần khắc phục được tình trạng khó khăn trong nuôi tôm, cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế rủi ro do dịch bệnh gây  ra . Các mô hình nuôi cá Chẽm phát triển tốt.

Nhìn chung việc đầu tư hỗ trợ để triển khai các mô hình, dự án trên lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp nhất là về trồng trọt và chuyển đổi đối tượng nuôi trồng đã có tác dụng rõ rệt, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngày càng tăng . Đặc biệt qua việc thực hiện các dự án khuyến nông khuyến công và việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghê vào sản xuất đã tạo sự chuyển biến trong sản xuất của người dân. Bà con nông dân dần dần bỏ thế thuần nông, độc canh cây lúa sang sản xuất với phương thức đa canh, đa cây trồng vật nuôi, phát triển thêm nghề nông thôn.  Cũng chính nhờ vậy mà tộc đô tăng trưởng kinh tế hằng năm tăng, thu nhập binh quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, góp phần xây dựng quê hương Quảng Điền ngày càng phồn vinh và phát triển .

 

                                                                                                           Công Cường

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.302.246
Truy câp hiện tại 4.419