Tìm kiếm tin tức
Hội nghị sơ kết công tác tiêm phòng vụ Xuân năm 2011.
Ngày cập nhật 01/04/2011

            Sáng ngày 01/4/2011, UBND huyện đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác tiêm phòng vụ Xuân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2011. Tham dự có đồng chí Trần Văn Tâm-Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, đồng chí Hồ Vang-UVTV Huyện ủy-Phó Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Hoàng Công Tảo-Ủy viên thường trực HĐND huyện, các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và dịch cúm A (H5N1) ở người của huyện, đại diện lãnh đạo UBND và Trưởng Thú y các xã, thị trấn. 

             Thực hiện Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm; Kế hoạch số 569/KH-CCTY ngày 02/ 12/ 2010 của Chi cục Thú y tỉnh về việc tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2011; UBND huyện đã ban hành Chỉ thị số 14/2010/CT-UBND ngày 07/12/2010 về việc tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2011 và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trạm Thú y huyện đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã triển khai tiêm phòng vắc xin tam liên lợn cho 17.470 con, đạt 55%; vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò cho 2.400 con, đạt 80%; vắc xin dại chó 4.930 con, đạt 68% kế hoạch; vắc xin cúm gia cầm cho 14.500 con ( chủ yếu tiêm cho vịt đẻ ).

Đánh giá kết quả đạt được, báo cáo của UBND huyện nhấn mạnh: Nhìn chung, các ngành và các địa phương đã triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin vụ Xuân cho vật nuôi đảm bảo thời gian theo kế hoạch của UBND huyện, đặc biệt UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công lực lượng, địa bàn, thời gian, giao chỉ tiêu tiêm phòng cho từng thôn và thú y viên, tổ chức tuyên truyền nhiều lần trên hệ thống Đài truyền thanh và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng, tổ chức trực báo định kỳ giữa Ban chỉ đạo với Ban CNTY và thú y viên để xử lý kịp thời những phát sinh mới. Thú y viên khi tiêm phòng đã tuân thủ các biện pháp kỹ thuật, ghi chép vào sổ theo dõi, cấp phiếu tiêm phòng cho chủ nuôi và chịu trách nhiệm về kết quả tiêm phòng trong địa bàn được phân công. Đồng thời, cũng chỉ ra những khó khăn, tồn tại cần phải tập trung chỉ đạo khắc phục đó là: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm phòng mà chủ yếu giao cho Ban chăn nuôi thú y tự điều hành, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc; công tác trực báo chưa thường xuyên, chưa có địa phương nào xử lý những chủ nuôi trốn tránh việc tiêm phòng cho vật nuôi, thú y không tham gia tiêm phòng; sự phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo, trưởng thôn và thú y viên chưa gắn kết; công tác điều hành của Ban chăn nuôi thú y một số xã, thị trấn chưa chặt chẽ, thiếu kiên quyết, còn nể nang; một số cán bộ Trưởng thú y chưa thật sự gương mẫu; vai trò của một số nhân viên thú y xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, vận động còn quá yếu; một số thành viên Ban Chỉ đạo của huyện chưa thường xuyên bám sát địa bàn để đôn đốc, chỉ đạo, cũng như thiếu kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng.
Để đẩy mạnh công tác tiêm phòng trong thời gian tới cũng như tăng cường các biện pháp để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tiến hành củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch ở địa phương; tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm công tác tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi thời gian qua, đồng thời phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo cùng với Trưởng thôn và Thú y viên tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thống kê đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đối với các địa phương tiến độ tiêm phòng đạt thấp cần quan tâm chỉ đạo hơn nữa, triển khai ngay các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho đàn vật nuôi; các đơn vị chưa tiêm phòng đạt kế hoạch phải tổ chức tiêm bổ sung và hoàn thành trước ngày 25/4/2011. Đồng thời, yêu cầu các ngành và các địa phương thường xuyên tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm tra vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm; giám sát dịch bệnh; chuẩn bị tốt các phương án để xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Các tin khác
Xem tin theo ngày