Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội khuyến học huyện Quảng Điền với công tác xây dựng và phát triển Hội vững mạnh.
Ngày cập nhật 03/09/2008
Hội khuyến học Việt Nam tham và làm viịec tại huyện
Trong những năm qua, Hội khuyến học Quảng Điền đã tích cực triển khai các nội dung hoạt động phong phú, hiệu quả và chất lượng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn, xứng đáng nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh.

      Hiếu học là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc là một đặc trưng của văn hoá gia đình truyền thống Việt Nam. Trải qua bao biến cố lịch sử, con người Việt Nam dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đều quan tâm chăm lo cho việc học bởi có học mới có tri thức để xây dựng và phát triển đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức thì sự học càng đặc biệt quan trọng.

     Hội khuyến học Quảng Điền được thành lập theo Quyết định số 2049/QĐ-UB ngày 08 tháng 8 năm 2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm qua, phong trào khuyến học của huyện Quảng Điền đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm hưởng ứng, cổ vũ và triển khai hoạt động đến tận các khu dân cư. Đến nay toàn huyện đã có 11/11 hội khuyến học các xã, thị trấn, 24 chi hội khuyến học cơ quan và đồng hương, 40/48 chi hội khuyến học ở các cơ sở giáo dục, 98/102 chi hội Thôn, Làng, 150 Chi hội khuyến học dòng họ, với 4.066 hội viên, trong đó có 1.014 hội viên tán trợ, và 3.202 gia đình được công nhận gia đình hiếu học đã tạo nên phong trào khuyến học sâu rộng làm tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Hội khuyến học đã góp phần hỗ trợ cho nhà trường, ngành Giáo dục các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục: Các cấp Hội đã thực sự quan tâm đối tượng học sinh vùng khó khăn, học sinh nghèo, bằng nhiều hình thức quyên góp ở các tổ chức, cá nhân hảo tâm để hỗ trợ học bổng hoặc đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ học tập giúp các em có điều kiện đến trường tiếp tục theo học. Điển hình là các Chi hội trường học đã phối hợp với Chi đoàn, Công đoàn, Liên - Chi đội xây dựng quỹ vì bạn nghèo, hàng năm thu lại hàng chục triệu đồng.
Hội khuyến học với việc phát triển hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo 2001-2010, phần giáo dục không chính quy đã nêu rõ “phát triển phương thức giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi trình độ có thể học tập suốt đời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình, góp phần nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước”.
            Từ nhận thức tầm quan trọng của Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học huyện đã phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức khảo sát, làm việc với các xã, thị trấn, tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thành lập và phương thức hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng đến nay trên địa bàn huyện đã thành lập được 10/11 trung tâm học tập công đồng ở các xã, thị trấn. Các Trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tổ chức cho 24.307 lượt người tham gia học tập, nội dung học tập khá phong phú, đa dạng như tập trung vào việc phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức các buổi sinh hoạt, nghe báo cáo thời sự, giáo dục truyền thống cách mạng yêu nước của cha ông cho thế hệ trẻ, học tập luật giao thông, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,… và đồng thời đẩy mạnh phong trào xoá mù chữ, phổ cập giáo dục cho các đối tượng trên địa bàn.
            Hiệu quả hoạt động của Hội không chỉ động viên, khích lệ bằng tinh thần mà cần phải huy động cho được nguồn vật chất cần thiết để khuyến học, khuyến tài. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng quỹ đối với phong trào khuyến học. Huyện hội đã thường xuyên chỉ đạo Hội cơ sở các hình thức huy động quỹ, cách quản lý và sử dụng quỹ hội. Với phương châm “Phát huy nguồn lực tại chỗ của cộng đồng, thường xuyên tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đối với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài”. Bằng nhiều hình thức tổ chức vận động như: tổ chức văn nghê gây quỹ, xổ số vui xuân-khuyến học, vận động hội viên tán trợ, vận động các doanh nghiệp, đồng hương khuyến học...

            Với thực tiễn của mình, Hội khuyến học Quảng Điền đã góp phần vun đắp truyền thống hiếu học của vùng đất Quảng Điền bước đầu được phát huy cao độ, kết hợp hài hoà với ý chí học tập và các yếu tố thời đại đã tạo nên sức bật mới, một nét văn hoá mới: ham học, học suốt đời, học để có tri thức xây dựng và phát triển đất nước, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (NTL)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.363.255
Truy câp hiện tại 20.997