Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Triển vọng từ mô hình trồng rau giàn “vượt lũ
Ngày cập nhật 03/10/2013

  Là địa phương có thế mạnh về trồng rau, nhưng phần lớn các diện tích rau màu ở đây hay bị thối rữa khi có mưa to, lũ lớn. Được sự hỗ trợ kinh phí, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền đã đưa vào sản xuất mô hình trồng rau vượt lũ. Mô hình này đã mở ra triển vọng cho vùng trồng rau xanh xã Quảng Thành.

 

 Chúng tôi đến thôn Thành Trung xã Quảng Thành khi nước lũ đã mấp mé ở những con đường, nhưng luống rau của người dân đã bị hư hỏng do lượng mưa quá lớn, nước dâng cao. Hiện toàn xã Quảng Thành đưa vào trồng 70 ha rau xanh các loại, nhưng đã có hơn 40 ha bị hư hại do nước mưa và nước lũ, những diện tích còn lại cũng bị hư hại khá nhiều, khó lòng cầm cự khi nước lũ ngày một dâng cao. Anh Nguyễn Dũng một người trồng rau ở làng Thành Trung cho biết; trồng rau về mùa mưa lũ sẽ cho thu nhập rất cao, nhưng mức độ rủi ro cũng rất lớn. Hiện gia đình tôi đưa vào trồng 4 sào, do nằm ở vị trí đất thấp trũng, vừa gặp trận mưa lớn thì toàn bộ diện tích rau đã bị hư hỏng, các loại rau cầm cự được  nước mưa thì cũng bị nước lũ ngâm lâu ngày nên cũng bị hư hại hết. Không riêng gì anh Dũng toàn bộ 325 hộ trồng rau của xã Quảng Thành cùng đều nằm trong tình trạng tương tự như vậy, hộ nào cùng bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.

             Khi được hỏi về mô hình trồng rau vượt lũ ông Đào Xuân Cường - Chủ tịch hội Nông dân xã Quảng Thành cho biết; Được sự hỗ trợ đại sứ quán Phần Lan tại Việt Năm,  Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế đã triển khai mô hình “Trồng rau thích ứng với biến đổi khí hậu”. Mô hình này được triển khai trồng ở 2 gia đình đó là bà Nguyễn Thị Gái và Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Thành Trung xã Quảng Thành, mô hình “Trồng rau thích ứng với biến đổi khí hậu” đã mang lại hiệu quả thiết thực, thường xuyên có lượng rau giống để cung ứng sản xuất sau khi nước lũ thoát, ngoài ra 2 hộ dân cùng đã tiến hành trồng rau xanh để tiêu thụ trong những ngày lũ lụt.

            Mô hình trồng rau vượt lũ tại xã Quảng Thành tuy còn khiêm tốn, diện tích con ít nhưng đã mở ra triển vọng cho người dân vùng rốn lũ xã Quảng Thành. Theo chị Nguyễn Thị Gái, mô hình trồng rau vượt lũ này thường xuyên có rau cung ứng trên thị trường, tuy số lượng rau ít nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Ngoài trồng rau thương phẩm, gia đình còn sử dụng giàn để gieo ươm cây rau giống cung cấp cho bà con trong thôn để kịp trồng sau khi nước lũ rút, giá rau mùa mưa rất đắt, bình thường rau cải chính vụ chỉ 8.000 đồng/kg, trong những tháng mùa mưa lũ thế này được bán với giá 25.000 đồng/kg. Từ 25m2 rau trồng vượt cũng cho thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/tháng.

            Cũng như chị Nguyễn Thị Gái, tại mô hình trồng rau vượt lũ của vợ chồng anh Đào Xuân Cường, với những loại rau như cải con, sa lách, rau úm… được trồng trên gian vừa tránh được nước ngập úng, vừa có mái che mưa nên rau thường xuyên được bảo quản phát triển xanh tốt, không bị hư hỏng. Trồng rau trên giàn vừa dễ làm, dễ chăm sóc, hạn chế được sâu bệnh gây hại và rủi ro do thời tiết, tiết kiệm được thuốc bảo vệ thực vật, chủ động được sản xuất, sản lượng thu hoạch tăng, giá bán rau trong các tháng mùa mưa lũ thường rất cao nên hiệu quả thực tế cao hơn nhiều so với trồng rau trên mặt đất.

            Cũng theo anh Đào Xuân Cường, Trồng rau về trên giàn  phát huy rất có hiệu quả về mùa mưa lũ, nếu như mô hình hay được thiết kế theo kiểu di động, mùa nắng ráo trồng trức tiếp dưới đất thì sẽ trọn vẹn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.

            Ông Nguyễn Văn Khoa – Phó chủ tịch UBN xã cho biết: là địa phương có thế mạnh về sản xuất rau xanh nhưng Quảng Thành là vùng đất thấp nên hầu như năm nào cũng bị mưa lũ, ngập úng gây thiệt hại nặng nề. Mặc dù  trồng rau mang lại nguồn thu nhập cao nhưng về mùa mưa lũ các diện tích trồng rau phải bỏ hoang do nước lũ. Vì vậy mô hình trồng rau trên giàn để thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp tốt để địa phương tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm thêm một số mô hình. Dự kiến trong thời gian tới sẽ Quảng Thành sẽ phát triển mô hình trồng rau vượt lũ trên diện rộng, nhưng với kiểu giàn di động để trồng cả trong hai mùa nắng ráo và mưa lũ để tăng thu nhập cho người dân.

 

                                                                                                                          Công Cường

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.388.686
Truy câp hiện tại 15.947