Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Làng chài ven phá Tam Giang đã có sinh viên đại học.
Ngày cập nhật 05/10/2008

          Trước đây, khi chưa có chủ trương tái định cư cho ngư dân thuỷ diện, nhiều bà con ngư dân vẫn thường sống lênh đênh trên vùng sông nước, nhiều nhất là vùng đầm phá Tam Giang. Làm nghề theo đuôi con cá, chính vì vậy mà thuyền đậu bến nào cả nhà sống ở đó, vì vậy việc học hành của con em thường gặp nhiều khó khăn, đa số bà con đều mù chữ, có học chăng cũng chỉ đến lớp 5, lớp 3 mà cả khu vạn chài cũng chỉ năm, bảy người…Từ ngày có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc lập các khu tái định cư cho ngư dân thuỷ diện; đời sống của ngư dân vùng đầm phá được quan tâm hơn, nhiều khu tái định cư được hình thành, bà con được cấp đất và hổ trợ kinh phí để làm nhà ở…nhiều hộ dân vùng đầm phá Quảng Lợi đã lên bờ, thành lập làng mới với tên gọi NGƯ MỸ THẠNH - đến nay làng ngư này đã có 150 hộ với 870 nhân khẩu.

             An cư lạc nghiệp rồi, con cái được cắp sách đến trường, nhận thức được sự phát triển của xã hội, trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ phải nuôi con khôn lớn cả về thể lực, trí tuệ và đạo đức. Được sự động viên của chính quyền địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, nhiều hộ gia đình đã cho con ăn học đến nơi, đến chốn, và cho đến giữa năm 2008 này, làng chài ngư Mỹ Thạnh này đã có 4 học sinh đỗ Đại học; 8 em đỗ Cao đẳng và 7 em khác theo học các trường Trung học chuyên nghiệp. Điển hình có gia đình chị Nguyễn Thị Đầm - chị có 3 con, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thu nhập hàng ngày chỉ trông chờ vào những mẻ lưới đánh bắt tự nhiên nhưng mỗi năm chỉ làm nghề được mùa nắng, còn vào những tháng ngày mưa gió lũ lụt thì việc đánh bắt rất bấp bênh. Thế nhưng nghỉ đến bản thân 2 vợ chồng đều mù chữ do trước đây hoàn cảnh khó khăn không được học hành; sống trong xã hội văn minh mà không có trình độ học vấn thì rất thiệt thòi, vì vậy chị quyết tâm cho con ăn học đến nới đến chốn. Chị thường hay bộc bạch với chị em phụ nữ trong thôn : việc chi phí cho con cái đi học rất tốn kém, nhiều lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc giữa chừng, thế nhưng nhờ chi hội phụ nữ tín chấp cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mua sắm thêm lưới chài, phục vụ cho việc đánh bắt tự nhiên và gần đây được Nhà nước cho vay vốn ưu đãi của sinh viên nên đã giảm bớt gánh nặng trong việc đầu tư vào việc học của con cái. Không chỉ đầu tư cho con cái mình ăn học, chị còn động viên chị em phụ nữ trong thôn cho con học hành đến nơi đến chốn, bởi chị đã nhận thức được “có kiến thức mới thoát khỏi cảnh đói nghèo”.

Cũng từ nhận thức như vậy nên hiện nay làng chài ven phá Tam Giang đã có sinh viên Đại học, Cao đẳng…

                                                                             Phạm Thị Hồng (Quảng Lợi)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.359.960
Truy câp hiện tại 18.644