Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Quảng Điền: Hiệu quả kép từ những trộ chuôm trên phá Tam Giang
Ngày cập nhật 28/05/2014

 

Quảng Điền( Thừa Thiên Huế) là huyện có diện tích đầm phá Tam Giang khá lớn, có hơn 3.500 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản với những nghề như nò sáo, miệng đáy, lồng bè, chạn, lưới lừ, trộ chuôm. Trong đó nghề chuôm đã mạng lại hiệu quả kép.
Theo số thống kê hiện nay toàn huyện có trên 60 trộ chuôm, tập trung nhiều nhất là ở các xã như Quảng Công, Quảng Phước, Quảng Lợi và Quảng Thái. Không như những nghề khác mỗi trộ chuộm từ khi được triển khai đến khi thu hoạch cũng phải mất đến 6 tháng, do thời gian thu hoạch kéo dài, và hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên nghề chuôm trên đàm phá Tam Giang của huyện Quảng Điền ngày càng thưa thớt dân. Ông Nguyễn Bòn – Ngư dân thôn Cư Lạc xã Quảng Lợi cho biết “Nếu như những năm 2000 trở về trước, chuôm và sáo là “Đại nghề” sau 6 tháng thả chuôm bà con ngư dân tiến hành thảy cá trong chuôm. Thảy một trộ chuôm thu đến 1-2 tạ cá, tôm, cua, bán 5-10 triệu đồng là thường. ”.

 

Nhưng trên thực tế hiện nay ngư dân đã ít mặn mà vời nghề chuôm bỡi lẽ; hiện nay việc khai thác quá mức, khai thác không bảo vệ nguồn lợi thủy sản với các phương tiện khai thác huỷ diệt như kích điện, rà điện hay các ngư cụ cải tiến làm giảm kích thước mắc lưới nhỏ hơn để bắt được nhiều loại thuỷ sản dù lớn hay nhỏ đã, đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Số lượng cá ngày càng giảm sút và thậm chí nhiều loại thủy sản trên đầm phá nguy cơ bị tuyệt chủng.
Xuất phát từ chủ trương khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản,  những năm trở lại đây, huyện Quảng Điền đã phối hợp các cấp các ngành triển khai nhiều hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang như tiến hành thành lập khu khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ xã Quảng Lợi, khuyến khích vận động ngư dân phát triển các loại nghề khai thác có lợi cho môi trường… Đặc biệt trong năm 2013 được sự quan tâm hỗ trợ của Đại sứ quán Phần Lan, liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp UBND huyện triển khai thực hiện dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”. Dự án đã tổ chức 7 lớp tập huấn về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức 5 lớp tập huấn kỹ thuật đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cho 4 chi hội nghề cá. Xây dựng 2 mô hình sinh kế bền vững cho 2 xã, theo đó xã Quảng Thái 10 lồng cá, 2 trộ chuôm, xã Quảng Lợi 10 lồng cá, 3 trộ chuôm.
Tại thôn  Cư Lạc, một thôn có thế mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đầm phá của xã Quảng Lợi, trong thôn có 230 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Chi hội nghề cá Cư Lạc cho biết; “Năm 2012 chi hội chúng tôi 15 hộ tham gia nghề chuôm, với 16 trộ chuôm trên phá. Nghề chuôm khác với các nghề khác đó là sau mỗi trận lũ, bão tất cá các nghề trên phá sẽ bị hư hỏng, thu nhập không có, còn nghề chuôm vẫn cố định, cá, tôm nhiều hơn”.
Được tận mắt chứng kiến cảnh Chi hội nghề cá Cư Lạc đang tiến hành thảy trộ chuôm của Chi hội do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh hỗ trợ. Trộ chuôm có diện tích rộng 150 m2 được tiến hành thả vào đầu năm 2014. Từ nguyên vật liệu là những cây tre, hóp cắm xuống đầm phá ở một khu vực nhất định tạo ra một khu vực sống mới, nơi đảm bảo an toàn cho nhiều loài thuỷ sản trú ngụ. Tại đây 6 hội viên có truyền thống làm chuôm của Chi hội tiến hành vây sáo, dỡ các vật liệu tre, họp ra ngoài, rồi dần dần xiết chặt lại. Những chú cá dầy, cá vượt thấy động nhảy bật tung lên mặt nước, những chú cá nâu, cá dìa, cá ong, cá hồn nằm yên dưới đáy bún, tất cả các loại cá bị thu hẹp dần diện tích, buột phải chui vào rọ. Cảnh thẩy chuôm thật sự sinh động, sau hơn 3 tiếng đồng hồ công việc mới hoàn thành ước tính khoảng trên dưới 3 triệu đồng.
“Cái nghề chuôm cũng dễ làm, vốn đầu tư ít. Muốn một trộ chuôm mang lại hiệu quả kinh tế phải đáp ứng các nguyên tắc đủ là phải có độ sâu, mặt đáy bằng.... Cách làm này chỉ đầu tư một lần, sau đó thu hoạch dài dài; trộ chuôm sau khi thu hoạch sẽ được tiến hành sữa sang lại để làm nơi cho cá trú ngụ và thu hoạch đợt sau. Ông Đặng Hai, người có thâm niên trong nghề chuôm thôn Cư Lạc nói.
Nếu tính về kinh tế trước mắt thì nghề chuôm thua các nghề lưới lừ, cào lương, sáo mùng nhưng nó mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng lúa và rau màu, cũng như các nghề lưới chài thuần túy khác trên đầm phá. Còn tính về mặt lâu dài nghề chuôm mang lại lợi kép đó là cách vừa bảo vệ nguồn cá tự nhiên, tất cả những loại cá vào trú ngụ trong trộ chuôm sẽ có nơi trú ẩn an toàn, có nơi để sinh đẻ. Xét kỹ hơn, làm chuôm cá có nhiều chức năng, nhiệm vụ tương đồng như các khu bảo vệ thủy sản mà hiện nay tỉnh, huyện đang xây dựng trên đầm phá. Đồng thời qua những trộ chuôm sẽ giúp cho ngư dân tuân theo quy định chung, không đánh bắt bừa bãi, hủy diệt cá bé, trả lại cân bằng sinh thái trên đầm phá, ông  Hồ Sỹ Lành – Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi tâm sự.
Vấn đề hiện nay  là các cấp chính quyền địa phương, các chi hội nghề cá có mặn mà và xem trọng việc tái tạo nguồn lợi thủy sản theo mô hình chuôm hay không ? Nếu tạo nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang thì phải phát triển nghề chuôm, xử lý triệt để việc dùng xung điện, giả cào  đánh bắt cá, cấm bắt cá trong chuôm cá, không được đánh bắt cá con, thời điểm nào được phép đánh bắt, lưới kích cỡ thế nào để không gây hại đến nguồn thủy sản tương lai.
                       
                                                                                                            Công Cường.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.349.305
Truy câp hiện tại 11.481