Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tăng cường công tác phòng dịch bệnh tai xanh ở lợn
Ngày cập nhật 05/03/2013

           Quảng Điền là huyện có thế mạnh trên lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm trở lại đây, lĩnh vực chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Trước tình hình dịch bệnh tai xanh bùng phát ở Quảng Trị, Quảng Nam, có nguy cơ thâm nhập vào địa bàn, để chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc. 

Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Quảng Điền có tổng đàn vật nuôi 480.035 con, trong đó đàn lợn hơn 33.000 con. Lĩnh vực chăn nuôi đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn cho người dân, tuy nhiên trong thời gian gần đây, nhiều địa phương lân cận như tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam đã bùng phát dịch tai xanh ở lợn, nguy cơ sẽ thâm nhập vào địa bàn nếu như không chủ động các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Để chủ động đối phó với dịch bệnh, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm thú y, các xã, thị trấn triển khai hướng dẫn bà con nhân dân chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, trong đó cần tập trung công tác phòng bệnh dịch tai xanh ở lợn. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trong những ngày này, Trạm Thú y huyện đã tăng cường phối hợp các xã, thị trấn bám sát cơ sở, đôn đốc hướng, dẫn bà con triển khai các biện pháp phòng bệnh, chủ động tiêm phòng, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, điểm tập kết gia súc, nơi tiêu hủy gia súc để hạn chế thấp nhất dịch bệnh bùng phát và lây lan.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Phan Đình Tuyến - Trưởng trạm Thú y huyện cho biết: Mặc dù dịch tai xanh ở lợn chưa xuất hiện trên địa bàn huyện nhưng đơn vị vẫn triển khai thực hiện các biện pháp tổng hợp để đề phòng dịch, trong đó đặc biệt chú trọng quản lý chặt việc vận chuyển lợn và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn. Lực lượng chức năng còn tổ chức tiêm phòng bổ sung đầy đủ các loại vắcxin; vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ đến tận hộ chăn nuôi, các ổ dịch cũ, các hố chôn hủy gia súc, gia cầm, lò giết mổ, điểm mua bán động vật, sản phẩm động vật và những nơi có nguy cơ phát dịch cao. Đặc biệt chú  công tác phòng chống dịch bệnh gia súc tại huyện, xã một cách thường xuyên khi đó công tác phòng chống bệnh mới hiệu quả. Người chăn nuôi phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ các bệnh cho lợn, như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh và cho lợn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng khả năng đề kháng.

Song song với công tác tiêm phòng, người chăn nuôi thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại, các vùng lân cận và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Thực tế, các trang trại, gia trại chăn nuôi áp dụng tốt các quy trình chăn nuôi trên và tiêm phòng đầy đủ rất hiếm khi xảy ra các loại dịch bệnh. Đa số dịch bệnh xảy ra ở các đàn lợn không tiêm phòng đầy đủ và điều kiện chăn nuôi kém. Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã tiến hành tiêm 26.000 liều vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả, tam liên lợn, hoàn thành 100% trên tổng đàn bắc buộc tiêm.

                                                                                        Công Cường

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.247.819
Truy câp hiện tại 20.511