Tìm kiếm tin tức

 
 

 

TỦ SÁCH THÔN GIANG ĐÔNG NHÌN LẠI VÀ NGHĨ TỚI
Ngày cập nhật 10/10/2008

Tri thức vốn là một dấu hiệu nội hàm nói lên sức mạnh của cộng đồng, góp phần vào sức mạnh tổng thể của quốc gia. Đó chính là sức mạnh có thể làm biến đổi “cái tự nhiên” bởi con người dưới góc độ văn hoá. Đó là tích luỹ cho những bước nhảy trong quá trình phát triển. Đó chính là sự đầu tư vô giá cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh của một nền kinh tế tri thức hết sức năng động đang mở ra trước mắt.

Với giọng nói đầy xúc động, anh cho tôi biết: “Thầy Lê Hữu Thận, đại diện nhóm đã quyết định triển khai một tủ sách ở thôn Giang Đông chúng ta”. Cũng như anh, là người cùng làm cán bộ công chức, tuy ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng chúng tôi hết sức tâm đắc với nhau với góc nhìn văn hoá trong vấn đề tủ sách thôn. Chúng tôi rất cảm kích trước việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này của nhóm Thiện Nguyện. Và cũng chính giấy phút đó tôi và anh Nhuận cảm thấy cần nhanh chóng kết nối bàn tay tâm đắc của mình đến những tấm lòng vàng của những người con ưu tú từ đất mẹ Thừa Thiên Huế, dẫu ly quê nhưng bất ly tổ, đã làm một cái sự rất hữu ích cho người dân quê chúng ta, cũng là cái sự hữu ích cho quốc gia dân tộc mai sau. Chúng tôi đã cùng thức đến nữa đêm, chắt lọc từng từ, cân nhắc từng ý để kịp thời gửi ngay một bức thư ngõ đến móm Thiện Nguyện, chia sẻ với các vị tri thức đáng kính ấy về ý tưởng độc đáo nhằm phát triển văn hoá ở nông thôn. Trong thư chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn và sự tin tưTôi còn nhớ như in ngày nay năm ngoái tôi phải bỏ dở bữa ăn cơm tối, vui lây với niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt anh Nguyễn Lương Nhuận, khi anh đi như chạy vào phòng tôi với tờ thông tin quảng bá Chương trình “Tủ sách giải trí và giáo dục thanh thiếu niên nông thôn” của nhóm Thiện Nguyện (Nhóm công tác xã hội của những cựu học sinh Trường THPT Quốc Học Huế, niên khoá từ năm 1961-1964) tại thành phố Hồ Chí Minhởng mãnh liệt rằng, rồi đây, trên cánh đồng văn hoá của thôn Giang Đông vốn còn nghèo, những hạt giống tri thức sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở, góp phần khởi sắc diện mạo của vùng đất nhọc nhằm từ bao đời nay. Bởi chúng tôi những người gắn bó máu thịt với cộng đồng sau luỹ tre làng, từ lâu đã thấy rõ vai trò to lớn của tri thức trong quá trình vận động và phát triển của từng cá nhân, gia đình, dòng tộc và quần thể người. Tri thức vốn là một dấu hiệu nội hàm nói lên sức mạnh của cộng đồng, góp phần vào sức mạnh tổng thể của quốc gia. Đó chính là sức mạnh có thể làm biến đổi “cái tự nhiên” bởi con người dưới góc độ văn hoá. Đó là tích luỹ cho những bước nhảy trong quá trình phát triển. Đó chính là sự đầu tư vô giá cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh của một nền kinh tế tri thức hết sức năng động đang mở ra trước mắt.

Hiện tại, cũng như bao vùng quê khó khăn khác, thôn Giang Đông đi lên từ một xuất phát điểm thấp, một vùng đất còn nặng tính thuần nông. Trong khí đó, cục diện đất nước, cục diện thế giới đang có những thay đổi hết sức nhanh chóng. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển với với tốc độ ngày càng cao đang gia tăng áp lực lên nền sản xuất và đời sống văn hoá ở nông thôn. Sự chênh lệch giàu nghèo, sự mâu thuẩn giữa văn hoá truyền thống với văn minh thời hội nhập, giữa lẽ sống cao đẹp với lối sống ích kỷ, thực dụng...Trong bối cảnh đó, việc chủ trương cung cấp sách miễn phí cho nông thôn là một việc làm hợp ý Đảng, lòng dân. Bởi nó là một lực kích vào tính tự thân vận động, nuôi dưỡng và phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là việc “mưa dầm thấm sâu” các giá trị nhân văn trong thế hệ trẻ nông thôn hôm nay, góp phần giúp các em có đủ bản lĩnh văn hoá đề kháng với những “Hoa độc cỏ dại” trên muôn nẻo đường đời mai sau.

          Việc cùng tâm đắc một ý tưởng đang được triển khai của nhóm Thiện Nguyện đã giúp chúng tôi gắn bó với nhau hơn. Chúng tôi thường xuyên bàn bạc, chia sẻ, động viên nhau trong quá trình tủ sách hoạt động. Đến nay, sau một năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của thầy Lê Hữu Thận, tủ sách không ngừng được bổ sung về số đầu sách. Hiện tại, chúng tôi dang có hơn 350 đầu sách và báo, tạp chí các loại: Truyện tranh, truyện cổ tích, sách dạy kỹ năng, sách khoa học kỹ thuật, báo phụ nữ, tạp chí khoa học phổ thông , thế giới mới...Sau gần một năm đi vào hoạt động, đến nay, tủ sách đã thu hút trên 1.000 độc giả thanh thiếu niên đến mượn đọc. Có thể thấy rõ, tủ sách đã tạo ra một góc giải trí bổ ích cho người dân thôn Giang Đông. Ngoài số sách do chương trình tài trợ, tôi và anh Nhuận đã bỏ toàn bộ số sách của mình vào tủ sách. Chúng tôi cũng đã tận dụng mọi cơ hội để phát triển số đầu sách qua vận động cá nhân trong và ngoài thôn. Tuy nhiên, hiện nay các độc giả quen thuộc của tủ sách hầu như đã “ngốn” hết số sách mà họ yêu thích và từng ngày từng tuần ngóng chờ sách mới. Khả năng của Chương trình “Tủ sách giải trí và giáo dục thanh thiếu niên ở nông thôn” cũng có hạn bởi sách phải cung cấp cho nhiều nơi và do vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mới có. Thiết nghĩ đây là một mô hình hay và cần được duy trì bởi lợi ích lâu dài về sau. Và đến lúc chúng tôi thấy cần phải tự thân vận động để phát triển tủ sách, tiến tới xây dựng một thư viện thôn. Chúng tôi tha thiết kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, các cơ quan, các cá nhân trên mọi nẻo đường của Tổ quốc. Dẫu là sách cũ đối với chúng tôi vẫn rất quý. (Xin hãy gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ: Nguyễn Lương Nhuận- Thôn Giang Đông, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền- Điện thoại: 054755360).

Hoang Tuan Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.333.615
Truy câp hiện tại 117