Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hội LHPN huyện chú trọng công tác đào tạo nghề giới thiệu việc làm cho hội viên
Ngày cập nhật 05/05/2015

           Những năm gần đây, Hội LHPN huyện đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ nhằm hạn chế tình trạng nhàn sau rỗi sau các mùa vụ, đồng thời giúp phụ nữ có việc làm ổn định để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình thông qua việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất kinh doanh, các câu lạc bộ. 

          Hợp tác xã Mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú hiện có gần 120 xã viên, trong đó 100 xã viên là phụ nữ. Tuy nhiên, do tay nghề thấp, hầu hết các chị chỉ đảm nhận những khâu đơn giản, ngày công thấp. Năm 2013 vừa qua, thông qua Đề án 295 hỗ trợ phụ nữ học nghề, Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Quảng Điền và xã Quảng Phú đã hỗ trợ 100 triệu đồng thành lập Tổ hợp tác Mây tre đan Quảng Phú, thuộc Hợp tác xã Mây tre đan Bao La, để mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho các nữ xã viên. Dự án đã hỗ trợ mua 2 máy chẻ tre, 1 máy cưa, 1 máy mài... Nhờ được tập huấn nâng cao tay nghề và hỗ trợ các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất nên năng suất lao động của nữ xã viên được nâng cao, nhiều chị tự làm ra được nhiều sản phẩm có độ tinh xảo cao như đèn ngủ, đèn lồng các loại, giỏ, hoa sen trang trí... 

            Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nguyên - Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: “Được Hội LHPN các cấp hỗ trợ, tiếp sức, chị em chúng tôi ngày càng khẳng định được năng lực trong công việc, thu nhập đã tăng lên rõ rệt từ 1 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng mỗi người/tháng”.

            Từ thành công của Tổ hợp tác Mây tre đan Quảng Phú, Hội LHPN huyện tiếp tục hỗ trợ thành lập mô hình Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn, với 30 thành viên tham gia. Đa số các hội viên của tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn đều vui mừng, phấn khởi khi được Hội LHPN hỗ trợ cơ sở vật chất, tổ chức tập huấn để nâng cao tay nghề, hướng dẫn cách thức xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường cho hội viên phụ nữ. Các chị em tham gia vào tổ hợp tác, mỗi người đóng góp 3 triệu đồng mua 4 tấn cá và đóng góp ngày công làm mắm để sản xuất kinh doanh, đến nay đã huy động được số tiền là 51 triệu đồng; đồng thời 100% chị thống nhất đóng góp quỹ hàng tháng với mức là 105.000đ/tháng/ chị nhằm mục đích khấu hao tài sản cố định, thăm hỏi các thành viên trong Tổ hợp tác khi ốm đau, gặp khó khăn đột xuất với số tiền là 3.570.000 đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi thành viên thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng. Có việc làm ổn định, thu nhập cũng tương đối khấm khá nên đời sống của hội viên tổ hợp tác sản xuất nước mắm xã Quảng Ngạn ngày càng được cải thiện.

            Song song với hoạt động trên, Hội LHPN huyện cũng đã phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm nước mắm của Tổ hợp tác với hơn 100 chị tham gia. Trong đó, Hội đã giới thiệu 50 chị tiểu thương chuyên bán hàng tạp hóa trong huyện tham dự hội thảo. Qua đó, giúp cho Tổ hợp tác giới thiệu sản phẩm nước mắm của Tổ hợp tác nước mắm Quảng Ngạn và kết nối với các tiểu thương trong và ngoài huyện tiêu thụ nước mắm Quảng Ngạn đến người tiêu dùng.

            Trong những năm gần đây, để giúp đỡ hội viên phụ nữ có việc làm ổn định cuộc sống, Hội LHPN huyện đã đặc biệt chú trọng công tác nâng cao năng lực và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Theo đó, năm 2014 vừa qua, Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện, phòng Nông nghiệp – PTNT, Trạm Khuyến nông, lâm, ngư huyện, Trạm Thú y, các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tổ chức 49 lớp tấp huấn về quản lý chi tiêu trong gia đình, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng hoa… cho 1.639 chị tham gia; Phối hợp với Trường Trung cấp nghề huyện, phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện tổ chức 5 lớp đào tạo nghề gồm: nghề mây tre đan, may, kỹ thuật nấu ăn, chế biến nước mắm...có 143 chị tham gia.

            Ngoài ra, để giúp hội viên có việc làm, tăng thêm thu nhập, Hội LHPN huyện đã vận động 857 chị tìm việc làm mới như: giúp việc nhà, đan ghế nhựa, thêu ren, đan đát, phụ thợ hồ, may… tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh như Hợp tác xã mây tre đan Bao La, Quảng Phú, Công ty may SCAVI, xí nghiệp đông lạnh Phước Thành,… có thu nhập ổn định từ 3 - 3,5 triệu đồng/ tháng/người. Đặc biệt đã phối hợp giới thiệu 39 chị phụ nữ đi xuất khẩu lao động ở các nước như Lào, Maliaxia, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hội cũng đã vận động thành lập mới 2 mô hình: cơ sở may gia công hàng công nghiệp của chị Đặng Thị Thùy Trâm – Phú Ngạn, Quảng Thành; mô hình trồng và thu mua rau má, tiêu thụ rau ở chợ Bãi Dâu – Thành phố Huế, đã giới thiệu 15 chị có việc làm với thu nhập từ 2-3 triệu đồng/ người/ tháng. Đồng thời, tiếp tục duy trì tốt các mô hình như: mô hình giới thiệu việc làm cho phụ nữ của chị Trần Thị Hương – Quảng An; mô hình cung cấp thực phẩm cho các trường bán trú trên địa bàn huyện; mô hình sản xuất bún bánh Ô Sa của chị Bùi Thị Sáu – Quảng Vinh, mô hình thu mua rau sạch của chị Đinh Thị Di – Quảng Thành; các mô hình dịch vụ phục vụ hiếu hỷ, tạo việc làm cho khoảng trên 100 lao động nữ, có thu nhập bình quân 2.5 triệu đồng/ tháng/ người.

            Thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho chị em phụ nữ đã có tác động tích cực, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện hỗ trợ, giúp nhau trong tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân để phát triển kinh tế, để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế của địa phương.

            Năm 2015 này, Hội LHPN huyện tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hơn 1.500 hội viên phụ nữ, tiếp tục vận động thành lập các tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, kinh doanh để tạo sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm do phụ nữ làm ra được thuận lợi./.

 

                                                                        Thực hiện: Ngọc Kim

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.318.708
Truy câp hiện tại 15.192