Tìm kiếm tin tức

 
 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ làng rau Thành Trung, Quảng Điền đến làng rau Trà Quế, phố cổ Hội An
Ngày cập nhật 01/09/2010

             Để khai thác và phát huy tiển năng du lịch ở địa phương gắn với làng nghề truyền thống, được sự hỗ trợ của dự án phát triển nông thôn, UBND huyện Quảng Điền đã tổ chức chuyến đi tham quan, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm từ mô hình làm du lịch gắn với làng nghề tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, đoàn tham quan gồm 15 thành viên, đại diện cho các ngành, cấp huyện, các làng nghề truyền thống bao la, xã Quảng Phú, Thủy Lập xã Quảng Lợi  và Thành Trung xã Quảng Thành.

 

 

                Nơi đoàn chúng tôi đến thăm đầu tiên là phòng Thương mại- Du lịch Hội An. Tiếp chúng tôi là anh Trần văn Nhân, phó trưởng phòng. Anh rất vui khi được đón tiếp đoàn chúng tôi đến thăm và đã giới thiệu một số nét nổi bật của thành phố Hội An, những kinh nghiệm làm du lịch gắn với các làng nghề của Hội An. Anh cho biết: năm 1999, sau khi UNESCO công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới, du khách đến thăm phố cổ ngày càng đông,.Các vùng ven phố cổ cũng trở thành những điểm đến mà du khách muốn khám phá. Từ nhu cầu thực tế này mà Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Hội An đã mở loại hình du lịch mới, tổ chức tour đưa du khách đến tham quan cánh đồng rau và hướng dẫn cho họ làm nông dân.  Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà Cách phố cổ Hội An tỉnh Quảng Nam hơn 3 km về phía bắc, có 350 hộ. Rau Trà Quế có hơn 20 loại, trong đó nhiều nhất là các loại rau thơm. Đây là nơi cung cấp lượng rau lớn cho thị trường và điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan…Sáng hôm sau  đoàn chúng tôi được anh Nguyễn Phùng, cán bộ của phòng Thương maị- Du lịch Hội An, dẫn đến thăm làng rau Trà Quế. Vừa đặt chân vào cổng làng, chúng tôi đều cảm nhận thân quen như là ở làng rau Thành Trung xã Quảng Thành vậy. Con đường làng được bê tông hoá, hai bên là nhà dân được xây dựng kiên cố , xen lẫn là những vườn rau xanh các loại. Làng Trà quê có 40 ha được người dân trồng rau. Rau Trà Quế có mùi vị  thơm và ăn rất giòn. Có hơn 20 loại rau ăn lá và rau gia vị như xà lách, dền đỏ, hành, hẹ, cải ngọt, cải mũm, rau lủi…và đặc biệt thơm ngon không đâu sánh bằng là é hương nhu trắng, tía tô, húng và hành hương… Húng Trà Quế có vị thanh nhẹ chứ không nồng như húng các vùng khác. Các loại rau khi kết hợp với nhau, thêm bát nước chấm sẽ mang lại đủ cảm giác: mặn, ngọt, đắng, cay, chua, chát cho thực khách. Ai ăn mỳ quảng, cao lầu, bánh vạc, thịt heo cuốn bánh tráng… nếu thiếu vị rau Trà Quế ắt hẳn sẽ khó cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn. Trà Quế còn có một món ăn đặc sản là món “ Tam Hữu “” gồm: thịt heo, tôm đất, cuốn với rau thơm Trà Quế. Du khách ăn vào thì khó quên...

           Làng rau Trà Quế bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm rong. Điều kiện thổ nhưỡng và quy trình trồng rau đặc biệt của bà con bao đời nay đã tạo nên vị thơm ngon rất riêng. ông Trần Văn Trước, nông dân làng rau Trà Quế xã Cẩm Hà, năm nay đã gần 60 tuổi cho biết: “Chúng tôi rất hạn chế sử dụng các loại phân hoá học mà lấy rong từ đầm rong Trà Quế và nuôi giun đất để làm phân bón. Tưới nước đều đặn ngày 3 lần. Đây hoàn toàn là rau sạch cung cấp không chỉ cho các vùng lân cận mà còn đưa ra cả Đà Nẵng, Huế tiêu thụ. Để ý sẽ thấy trên mỗi thửa rau chúng tôi luôn bắt gặp những giếng nước để dùng cho tưới rau. ..Thu nhập bình quân hiện nay của người trồng rau khoảng 100.000đ một ngày. Một sào rau trừ chi phí cho lãi khoảng 10 triệu đồng nên hơn 300 hộ sống bằng nghề tại làng đều yên tâm sản xuất.

            Từ khi du lịch Hội An phát triển đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân tiếp cận với phương thức du lịch mới, quảng bá thương hiệu rau Trà Quế. Du khách được tự mình làm các công đoạn trồng rau từ cuốc đất, bón phân, gieo hạt, tưới rau. Những người nông dân xứ Quảng thân thiện mến khách, đã góp thêm tiếng thơm cho lang rau Trà Quế. Cũng nằm trong chương trình của chuyến tham quan, đoàn chúng tôi được đến thăm cơ sở sản xuất lồng đèn  Hà Linh. Chị Hoa phụ trách cơ sở cho biết, hiện nay cơ sở của chị có trên 50  công nhân , sản xuất chủ yếu là mặt hàng đèn lồng, được tiêu thụ ở thị trường trong nước và thị trường Nhật bản, Trung Quốc, mức lương công nhân bình quân 2 triệu đồng một tháng... Chuyến đi tham quan, học tập kinh nghiệm tuy không dài, nhưng đã để lại cho đoàn tham quan nhiều ấn tượng đẹp về mãnh đất, tiềm năng du lịch và sự mến khách của người dân Hội An. Chuyến đi thực tế này sẽ giúp cho chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm, trong công tác làm du lịch gắn với các làng nghề. Bởi lẽ Quảng Điền cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Hội An.  Quảng Điền cũng có nhiều lợi thế để làm du lịch, chính vì vậy mà năm 2010 UBND huyện Quảng Đièn, đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tiến hành khảo sát, xây dựng, tour du lịch Sóng nước Tam Giang. Đây là tour du lịch đầm phá đầu tiên được tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội  Bảo tồn thiên nhiên Hà Lan (IUCN-NL) tài trợ thông qua Quỹ dự án nhỏ về du lịch bền vững và đa dạng sinh học.

          Hy vọng, sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm này, Quảng Điền sẽ từng bước xúc tiến, đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với du lịch cộng đồng, nhằm tạo thêm việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập và từng bước khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương./.

                                                         Việt Bình

 

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 18.291.771
Truy câp hiện tại 36.632